Đứa bé nhiễm HIV ước mơ một lần được gặp bố mẹ

hoanghuyen |

Ước mơ giản dị và đau nhói ấy khiến người chứng kiến không khỏi động lòng.

Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 – Sơn Tây có tổng cộng 50 cháu (tính đến ngày 22/7/2012) và được chia thành nhiều lớp, nhiều nhà khác nhau như nhà Thỏ Đế, nhà BN, nhà HM…

Không như những em bé khác, được bên cạnh gia đình, được sự đùm bọc của người thân, và được sự dìu dắt nuôi dưỡng của bố mẹ. Các em tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 là những đứa bé mồ côi bố mẹ từ lúc lọt lòng. Thiếu đi những hơi ấm của người bố, người mẹ và anh em họ hàng.

dua-be-nhiem-hiv-uoc-mo-mot-lan-duoc-gap-bo-me

Cổng trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2, là nơi đặt những sinh linh bé nhỏ bị vứt bỏ

Các cháu lớn lên chủ yếu dưới sự nuôi dưỡng, chăm sóc của những cô nhân viên, những người mẹ nuôi đã tận tình giúp đỡ, lớn lên dưới mái ấm của ngôi nhà tập thể. Mỗi cháu, đến từ mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh và một dòng máu khác nhau nên nhìn không ai giống một ai, mọi thứ dường như khác nhau hoàn toàn. Trái lại họ lại có những điểm giống nhau là cùng cảnh ngộ, và cùng ước mơ mặc dù là rất nhỏ nhưng thật là khó đối với các em “ước mơ gặp được bố mẹ, dù chỉ là một lần”.

dua-be-nhiem-hiv-uoc-mo-mot-lan-duoc-gap-bo-me

Các bé lớn lên nhờ sự chăm sóc của các mẹ trong trung tâm

Đến nhà Thỏ Đế, mở cửa bước vào phòng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nghe tiếng các cháu đồng thành hô lên “cháu chào chú ạ”, có lẽ đây là một thói quen một sự dạy dỗ từ các cô, các chú. Những tiếng chào mà khi ra về tôi vẫn thấy nhớ, và có điều gì đó khiến tôi xúc động trong lòng.

Trong ngôi nhà Thỏ Đế, hầu hết các em không cùng độ tuổi, nhưng cũng gần bằng nhau, chỉ chênh nhau nhiều nhất là 4 đến 5 tuổi. Không ngần ngại, thấy chúng tôi đến, các cháu cứ vây quanh và bắt đầu kể chuyện, tâm sự cho chúng tôi nghe.

Cháu Phạm Đình Đức (15 tuổi) với những lời nói hồn nhiên, những cử chỉ thân thiện cháu kể: ở đây chúng cháu vui lắm chú à, được chơi với các em, được ra vườn nhặt rau và làm có, được nghe các cô kể truyện và đươc các cô yêu thương… Khi hỏi cháu có nhớ nhà hay nhớ bố mẹ không . Phạm Đình Đức trả lời, “cháu lớn lên đã thấy nhiều anh em thế này rồi, cháu không biết bố mẹ cháu là ai cả, chỉ có các mẹ luôn bên cháu thôi”.

dua-be-nhiem-hiv-uoc-mo-mot-lan-duoc-gap-bo-me

Ngoài giờ học và vui chơi, các bé còn giúp các mẹ làm vườn

Hồn nhiên là vậy, ngây thơ là thế nhưng sau khi trò chuyện về gia đình, nước mắt cậu nhỏ lại rưng rưng và tỏ ra vẻ buồn rầu. Hỏi về ước mơ cháu sau này làm gì, và ước mơ lớn nhất của cháu là gì: “Cháu giờ chỉ ước mơ được gặp bố mẹ, dù chỉ là một lần. Cháu thích được đi chơi đây đó để biết nhiều hơn về cuộc sống. Và sau này cháu sẻ cố gắng học thật giỏi đi làm họa sĩ, để tìm bố mẹ vẽ chân dung, vẽ ra những bức tranh để tặng các bạn, các em…”. Đức tâm sự.

Khác với em Phạm Đình Đức, không hòa đồng và mạnh dạn, khi chúng tôi đến em Nguyễn Thị Tú (10 tuổi) cứ âm thầm và nấp vào góc tường, đến khi chúng tôi lại bắt chuyện thì em vẫn tỏ ra sợ hãi. Tuy nhiên, sau một hồi trò chuyện, cô bé mạnh dạn hơn nhiều, từ những lời nói đến những hành động.

Một câu hỏi nhưng khi đến với mỗi cháu, thì lại nhận được những câu trả lời khác nhau. Đối với Nguyễn Thị Tú thì câu trả lời lại khác nhau: “Cháu chỉ muốn ở đây, không muốn đi đâu nữa. Cháu muốn lớn lên ở đây để làm cô giáo sau này dạy các cháu nhỏ mới vào, nuôi các cháu nhỏ lớn để đi kiềm tiền xây dựng tương lai cho các cháu, chứ cháu không muốn gặp ba mẹ nữa, cháu ghét lắm rồi. Bây giờ cháu cũng không biết họ là ai, cháu chỉ biết mẹ cháu là các cô, bố cháu là các chú và anh em cháu là các bạn ở đây. Cháu căm thù vì họ đã bỏ rơi cháu”.

Nói chuyện được một lúc, dường như cảm xúc của Tú vỡ òa, Tú kể: Sống ở đây thoáng mát và vui lắm chú à. Ngoài đi học, vui chơi chúng cháu cũng được bố mẹ ở đây dạy cho cách làm vườn như nhặt rau, nhặt cỏ…

Cuộc sống thì còn có muôn vàn khó khăn, con người luôn có một thứ tình cảm mà không có loài nào có được, đó là tình mẫu tử. Mỗi lỗi lầm là một cái bước ngoặt, hay một thứ để mình sửa sai, những ai không may mang trong mình căn bệnh của thế kỷ, nếu sinh con, xin đừng vứt bỏ chúng, hãy coi những đứa trẻ như những tình cảm quý giá nhất, chúng không hề có tội. Người có tội chính là bản thân người mang và vứt bỏ chúng.

Rời xa khu nhà của các cháu, chúng tôi cảm thấy nhớ và thấy thương cho những số phận này. Rất may cho các cháu, họ có thể bị mất đi thứ tình cảm đặc biệt nhưng họ không mất tất cả, ở đây và ở đâu đó vẫn còn có mái nhà, tổ ấm để họ lớn lên. Mong một ngày nào đó, chúng tôi lại có dịp quay lại và sẽ nhìn thấy các cháu trưởng thành hơn…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại