Dư luận xôn xao về vị sư trụ trì 'ôm' tiền, rút công quỹ

H.Sơn |

(Soha.vn) - Những việc làm không minh bạch về mặt tài chính của sư thầy Thích Đàm Thục đã làm dấy lên mối hoài nghi, nỗi bức xúc trong nhân dân.

Cũng vì thể theo nguyện vọng của nhân dân tín đồ phật tử thôn Cổ Liễn (xã Cổng Đông - thị xã Sơn Tây - Hà Nội), sư thầy Thích Đàm Thục được chấp thuận về làm trụ trì tại chùa Khánh Sơn Tự từ ngày 6/4/2008. Nhưng niềm vui, ước mong thỏa nguyện tâm linh của người dân địa phương chẳng được viên mãn.

Bởi sau khi về cai quản đèn nhang cho chùa, sư Đàm Thục không chỉ tự ý đốn hạ hai cây lim cổ thụ để làm chiếu nghỉ, sắm lễ khác hẳn với khuôn viên tổng thể vốn hoàn thiện của Khánh Sơn Tự mà còn tự ý cho xây dựng ngôi nhà cấp bốn ba gian để làm khu nhà ăn.

undefined

Một phần bảng danh sách công đức của nhân dân cho chùa Khánh Sơn Tự (hay còn gọi là chùa Cổ Liễn) do chính tay sư Thích Đàm Thục viết.

“Từ khi thầy về, mọi việc trong chùa đều do một mình thầy tự quyết định. Mọi ý kiến đóng góp của chúng tôi đều bị thầy gạt đi. Sư thầy quản lý toàn bộ tài chính như hòm tiền công đức, tiền lễ, tiền cúng sao giải hạn của nhân dân, chúng tôi chỉ giúp phần hương khói cho chùa khi thầy đi vắng thôi” - bà Nguyễn Thị Vinh, người hiện đang trông nom chùa Khánh Sơn cho hay.

Sự chuyên quyền, độc đoán thích gì làm nấy, tự ý chi tiêu như việc lấy 50 triệu đồng của chùa dùng để mua thêm đất mở rộng Khánh Sơn Tự nhưng không thành của sư Thích Đàm Thục ngày càng làm dấy lên sự hoài nghi trong nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Bến, người ở sát chùa này cho biết, rất nhiều lần vợ chồng ông chứng kiến những việc làm khó hiểu của sư Thích Đàm Thục. Nhất là việc, công khai số tiền xây dựng nhà ăn  và một chiếc cổng chùa càng khiến ông bất bình, bức xúc.

“Khi xây dựng ngôi nhà cấp 4 để làm nhà ăn và một chiếc cổng chùa không quá cầu kỳ mà “ngốn” hết 200 triệu đồng. Trong khi đó, nhân dân chúng tôi đã đóng góp gỗ và có sẵn hơn một vạn gạch rồi. Làm trong nghề xây dựng, tôi thấy có điều gì đó mập mờ, khuất tất ở đây?” - ông Nguyễn Văn Bến đặt câu hỏi.

Điều khiến người dân thôn Cổ Liễn càng thêm hoài nghi về sự thiếu minh bạch trong chi tiêu là khi sư Thích Đàm Thục viết giấy giao lại chùa cho địa phương mà chỉ để lại số tiền công đức 2,7 triệu đồng trong hơn 28 tháng tự viện (từ ngày 6/4/2008 - 22/6/2010).

Ngôi nhà cấp 4 hiện làm khu nấu ăn và chiếc cổng mà sư thầy Thích Đàm Thục cho xây dựng 200 triệu đồng khi còn ở chùa.

Ngôi nhà cấp 4 hiện làm khu nhà ăn và chiếc cổng mà sư thầy Thích Đàm Thục cho xây dựng "ngốn" hết 200 triệu đồng khi còn ở chùa.

Trong khi đó, từ khi bàn giao lại chùa cho các vãi trong thôn quản lý, đến nay là 16 tháng mà quỹ chùa đang là 230 triệu đồng. Vì thế, người dân lại càng sinh nghi và đặt dấu hỏi lớn trong việc sử dụng tài chính trong suốt thời gian sư thầy Thích Đàm Thục về trụ trì?

Việc “loằng ngoằng” về sử dụng tài chính của sư thầy Thích Đàm Thục không chỉ dừng lại ở chùa mà ngay chính với anh trai mình hiện đang ở quê thuộc Quốc Oai - Hà Nội.

Ông Chu Đức Thành (SN 1960, anh trai sư Thích Đàm Thục) cho biết, vợ chồng ông có miếng đất do ông cha để lại và vay mượn thêm để xây cất ngôi nhà ở xã Yên Sơn (Quốc Oai) nhưng “mặc dù là người tu hành rồi thế mà cô ấy nhiều lần hỏi mua lại mảnh đất và ngôi nhà nhưng tôi không bán vì biết mình bị lừa. Việc không thành nên cô ấy đã đánh tôi và cho người về phá khóa cửa cho thay khóa mới mà không được sự đồng ý của gia đình. 

Tôi đã nhiều lần yêu cầu cô ấy mở khóa nhà nhưng đến giờ vẫn không chịu trả lại. Kính mong các cơ quan chức năng xem xét giải quyết để đảm bảo công bằng cho tôi, chứ cứ để như thế này thì có ngày anh em sứt đầu mẻ tai với nhau mất!” - ông Thành khẩn cầu đề nghị.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại