Nhật Bản có môi trường rất thuận lợi để sống và học tập
Tại Nhật chi phí sinh hoạt trung bình tương đối cao, trong đó riêng tiền thuê phòng trọ khoảng 30.000 – 35.000 Yên/tháng (tương đương 8 – 9 triệu đồng/tháng) cho một phòng chừng 20m vuông ở các khu vùng ven. Nếu ở gần trung tâmvà, giá có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Để khắc phục tình hình này rất nhiều bạn đã chọn giải pháp ở ghép. Chỉ cần lướt qua một vài diễn đàn của các du học sinh Việt tại Nhật Bản có thể tìm thấy rất nhiều mẩu rao vặt như: “Tìm người ở ghép” hay “Cần tìm bạn ở chung”.
Thậm chí ngay cả khi chỉ về nước nghỉ vài tuần đến 1 tháng, nhiều bạn cũng tận dụng tìm người cho thuê lại. Đối tượng thuê có thể là sinh viên Việtở nơi khác tới du lịch, thực tập hoặc công tác trong thời gian ngắn. Người cho thuê có thể có thêm chút tiền trang trải chi phí còn người đi thuê cũng rất hài lòng vì ít có chủ nhà nào lại cho thuê thời gian ngắn với giá rẻ như vậy.
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thuê phòng, với hầu hết các du học sinh tại Nhật, các khu chợ đồ cũ luôn là địa điểm quen thuộc mỗi khi có nhu cầu mua sắm. Anh Lâm, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Osaka University chia sẻ: “Vào khoảng thời gian bắt đầu các kỳ học (tháng 4 và tháng 10hàng năm) có nhiềuchợ đồ cũđể sinh viên có thể mua các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu (đa phần là hàng đã qua sử dụng): chăn, đệm, quần áo, nồi cơm điện, máy sưởi, bát đũa, xe đạp...với giá rất rẻ”.
Những khu chợ đồ cũ ởthường được các bạn sinh viên lui tới là Meijivàchợ đồ cũ baza ở Shinjuku. Thay vì phải bỏ ra hàng chục nghìn Yên cho một chiếc xe đạp, nếu khéo chọn thì chỉ với chừng6000– 7000 Yên cũng đã có một “chú ngựa sắt” ưng ý. Một khi đã có xe, nhất là xe máy các bạn nam cũng rỉ tai nhau rằng hãy tự trang bị một bộ đồ nghề sửa xe nếu không muốn bị “chém” đẹp.
Các du học sinh Việt có nhiều "mẹo" để thích nghi với chi phí đắt đỏ tại Nhật Bản
Bùi, một thành viên của diễn đàn của Hội thanh niên, sinh viên Việt tại Nhật (VYSAJP) tiết lộ cửa hàng sửa xe ăn lãi tới 50% đồ của mình lại thêm 15% tiền công sửa nữa. Vì vậy: “việc đi ra hàng là dành cho phụ nữ, còn nếu là đàn ông thì nên có cái gara con con và một bộ đồ nghề sửa xe”.
Để dẫn chứng, Bùi lấy ví dụ: “Phớt và phuộc mới toanh giá 8.000 yên nếu mua trên mạng. Còn ra cửa hàng thì 20.000 Yên mà chỉ thay mỗi vòng cổ phuộc trước. Lốp tuyết Gentsuki 1.500 Yên nếu mua trên mạng, còn ra hàng thì 4.000 Yên tiền lốp thêm 2.000 Yên công thay”.
Vậy nên anh kết luận: “Nếu đã đi xe phân khối lớn, tốt nhất nên mua một cái kích, một bộ đồ nghề, một bộ moi lốp, cờ lê và mỏ lết tử tế. Cuối cùng thì cần có internet và Youtube để mò những thứ như làm thế nào để thay lốp, làm thế nào để thay dầu, làm thế nào để thay phanh, làm thế nào để rửa xích...”
Còn với những ai không muốn bỏ chừng ấy tiền để mua, các trung tâm thu gom đồ cũ luôn là địa chỉ đỏ. “ật, những xe đạp và đồ dùng cũ còn tốt được thu gom về một địa điểm cách xa thành phố. Những ai có nhu cầu đều có thể đến lấy về dùng và còn được các nhân viên tại đây sữa chữa giúp”, anh Lâm bật mí tiếp. Chỉ có điều đoạn đường đi khá xa.
Hàng ngày, mỗi khi đi chợ, một “chiêu” nữa mà các du học sinh hay áp dụng để giảm chi phí đó là mua với số lượng lớn. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và chịu mức giá cao, nhiều bạn rủ nhau cùng mua nhiều thực phẩm sau đó chia ra hoặc về để tủ lạnh ăn cả tuần. Những ai mua đồ ăn chín thì tầm 18 giờ, một số cửa hàng bắt đầu giảm giá nên 1 suất cơm hộp 500 Yên có thể giảm giá chỉ còn một nửa.
Ngoài ra để tiết giảm tiền gas và điện, nước vốn khá cao, thư viện luôn là địa điểm học tập lý tưởng, vừa có thể tiết kiệm chi phí thắp sáng, sưởi ấm vừa có thể tận dụng nguồn sách tham khảo, giáo trình tại đây. Các thư viện ở Nhật khá “hào phóng” khi luôn trang bị sẵn máy photocopy cho sinh viên sử dụng.
Theo Thanh Tùng
VNE