Độc đáo lễ "linh tinh tình phộc" lúc nửa đêm

Đỗ Hà |

(Soha.vn) - Lễ “linh tinh tình phộc” được diễn ra vào đúng 12h đêm. Thời điểm giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu.

Trong tiết trời xuân mát mẻ, lễ hội Trò Trám ở Tứ Xá, Lâm Thao, Phú Thọ đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, độc đáo. Trò Trám là tên gọi theo địa danh diễn ra các tích trò “Tứ dân chi nghiệp” và “Lễ mật” còn được gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”.

Ngay lúc chập tối, nhân dân địa phương và du khách gần xa đã tập trung nô nức ở cửa miếu Tứ Xá để tham gia lễ hội.

Đúng vào 7h tối, cụ từ Nguyễn Thành Ngữ, người chuyên trông giữ miếu làng đã thắp hương khấn vái thần linh về hưởng lễ. Theo cụ từ thì truyền thuyết kể lại rằng thời Á Hồng Bàng bà Ngô Thị Thanh về Tứ Xã dựng ấp và dạy dân trồng lúa, dệt vải, quay tơ, dạy học. Vì vậy, người đời sau đã tổ chức trò “bách nghệ khôi hài” để tưởng nhớ tới công đức của bà. Còn lễ “linh tinh tình phộc” gắn với câu chuyện thuở trước dân còn thưa thớt. Đất nước rất cần nhân lực cho lao động sản xuất và bảo vệ bờ cõi. Thế nên, “linh tinh tình phộc” là sự cầu may cho con người luôn sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi.

Các màn diễn văn nghệ hát Xoan, múa chèo, các điệu múa của một số dân tộc thiểu số thu hút sự quan tâm của rất nhiều người xem. Các cụ già trầm trò, giới trẻ thích thú trước lời ca, điệu múa hân hoan chào xuân gắn với đời sống con người.

Trò “Tứ dân chi nghiệp” khiến cho người xem được phen cười ngả nghiêng trước những điệu múa và lời ca vui tươi, “ngả ngốn” của các diễn viên trong vai các tầng lớp “sĩ, nông, công, thương”.

Thu hút nhất trong lễ hội Trò Trám là lễ “Linh tình tình phộc” được diễn ra vào đúng 12 giờ đêm. Thời điểm giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu. Sau khúc hát thờ trước điện, đèn tắt, chủ lễ lấy ra cặp dương vật - âm vật bằng gỗ còn gọi là “nõn”, “nương” đưa cho một đôi nam nữ.

Sau tiếng hô 3 lần "Linh tinh tình... phộc" của cụ chủ lễ, người nam cầm dương vật gỗ đâm vào âm vật gỗ trên tay người nữ. Trong bóng tối, nếu chàng trai khéo léo đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, người dân trong làng sẽ được mùa màng tươi tốt, cuộc sống sung túc, một mùa xuân mới tràn đầy sức sống.

Ông Từ làm các thủ tục tế lễ thần linh trong miếu

Cụ từ làm các thủ tục tế lễ thần linh trong miếu

Diễn viên chuẩn bị ngoài sân khấu
Diễn viên chuẩn bị ngoài sân khấu
CLB hát Xoan xã Tứ Xá biểu diễn
CLB hát Xoan xã Tứ Xá biểu diễn
Tiết mục múa dân tộc Mông
Tiết mục múa dân tộc Mông
Trò diễn trong “Tứ dân chi nghiệp”
Trò diễn trong “Tứ dân chi nghiệp”
Trò diễn trong “Tứ dân chi nghiệp”
Trò diễn trong “Tứ dân chi nghiệp”
Báo giới tác nghiệp

Lễ hội thu hút sự quan tâm của rất đông người dân

Trò diễn đánh cá
Trò diễn đánh cá
Thầy giảng chữ
Thầy giảng chữ
Quay sợi
Quay sợi
Diễn viên chào kết thúc trò “Tứ dân chi nghiệp”
Diễn viên chào kết thúc trò “Tứ dân chi nghiệp”
Cụ từ tế lễ trong miếu để xin lễ “linh tinh tình phộc”
Cụ từ tế lễ trong miếu để xin lễ “linh tinh tình phộc”
Cụ từ hát tế lễ thánh thần

Cụ từ hát tế lễ thánh thần

Hòm đựng “nõn”, “nương” được đưa xuống bàn tế
Hòm đựng “nõn”, “nương” được đưa xuống bàn tế
Cụ từ xin quẻ âm – dương để mở hòm
Cụ từ xin quẻ âm – dương để mở hòm
Cụ từ mở hòm cầm “nõn”, “nương” ra

Cụ từ mở hòm cầm “nõn”, “nương”

 

Phóng to "Nõ" và "Nường", tượng trưng cho giới tính của nam và nữ, là linh vật chính của lễ hội, được làm bằng gỗ mít, sơn màu đỏ, là vật để tế và cầu cho nòi giống sinh sôi. Nghi lễ này chỉ thực hiện duy nhất một năm một lần vào 0h. Ảnh: Zing
Khi chủ tế yêu cầu tắt đèn, hô lên cũng là lúc hai linh vật giao kết và ước vọng cho mùa màng bội thu. Theo tuần tự của mỗi lần hô, anh Lực, chị Đảm vừa múa miệng vừa hát "Bên kia có nứng cùng chăng/ Bên này lủng lẳng như giằng cối xay". Hát xong người vợ lại cầm nường lên, anh chồng cầm nõ “phộc” vào. Tổng cộng ba lần như thế trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng thì cho mở đèn trở lại, phút ấy gọi là phút thiêng. Xong xuôi mọi người đạp chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ Mật” đã thành công. Ảnh: Zing

Khi chủ tế yêu cầu tắt đèn, hô lên cũng là lúc hai linh vật giao kết và ước vọng cho mùa màng bội thu. Theo tuần tự của mỗi lần hô, anh Lực, chị Đảm vừa múa miệng vừa hát "Bên kia có nứng cùng chăng/ Bên này lủng lẳng như giằng cối xay". Hát xong người vợ lại cầm nường lên, anh chồng cầm nõ “phộc” vào. Tổng cộng ba lần như thế trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng thì cho mở đèn trở lại, phút ấy gọi là phút thiêng. Xong xuôi mọi người đạp chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ Mật” đã thành công. Ảnh: Zing

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại