Độc đáo đôi nến "khủng" cháy suốt 44 năm vẫn còn 1/3

Hoàng Đan |

Được đốt cháy liên tục trong suốt 44 năm qua, nhưng đôi nến "khủng" tại chùa Đất Sét (Sóc Trăng) mới chỉ cháy hết 2/3.

Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét) hiện nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP.Sóc Trăng.

Ngôi chùa cổ trên 200 năm này hình thành từ am tự của dòng họ Ngô ở làng Nhâm Lăng, tổng Nhiêu Khánh, nay là TP. Sóc Trăng. Chùa có tên Bữu Sơn Tự (chùa Đất Sét) do Ngô Kim Tây lập và ông Ngô Kim Tòng (1909 - 1970) trụ trì đời thứ 4 có công tôn tạo, mở rộng.

Theo lời của thầy Khánh Thọ, vị trụ trì đời thứ 8 của ngôi chùa này thì điểm độc đáo nhất ở đây chính là toàn bộ hệ thống các tượng Phật, linh vật, nhiều phù điêu, bảo tháp, đèn... đều được nhào nặn từ đất sét.

Khu thờ nghệ nhân Ngô Kim Tòng được đặt trang trọng trong chùa Đất Sét.

Theo lời vị trụ trì hiện tại, từ năm 1928 đến 1970, ông Tòng đã dùng đất sét tạo ra hơn 1.000 tượng Phật lớn nhỏ, tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu... để thờ. Những linh vật trang trí trong chùa cũng tạo ra từ đất sét như thanh sư, bạch hổ, kim lân, long mã, lục long đăng… được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn, dầu bóng.

Gian thờ mẫu chính của chùa với toàn bộ tượng, phù điêu được làm bằng đất sét.

Gian thờ mẫu chính của chùa với toàn bộ tượng, phù điêu được làm bằng đất sét.

Tòa tháp Đa bảo cao 13 tầng được làm hoàn toàn từ đất sét.

Năm 1939 khi mới 30 tuổi, cụ Tòng đã xây dựng toà Đa bảo 13 tầng, 208 cửa, 208 vị phật, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ mái tháp. Đây là công trình kỹ thuật cao, nghệ thuật tinh tế vì nó thể hiện nhiều chi tiết, hoạ tiết vừa chân phương vừa phức hợp và đặc biệt là được làm hoàn toàn từ đất sét. Theo trụ trì hiện tại thì công trình này sau một năm mới hoàn thành.

Tháp Bảo Toà trụ thế chuyển pháp luân được đắp bằng đất sét.

Cuối năm Canh Thìn 1940 cụ Tòng tiếp tục xây dựng đắp tháp Bảo Toà trụ thế chuyển pháp luân bằng đất sét, trên có đài sen gồm 1.000 cánh hoa sen, 1.000 vị phật ngồi trên đài sen là vầng hào quang ngủ bá thân Như Lai, hào quang ẩn hiện hình 500 vị phật, dưới đài sen có hình bát quái gồm 8 cung, 16 tiên nữ ứng hầu dưới chân tháp bảo toà có long – lân – phụng và 12 con cá hoá long chầu quanh…

Trong chùa hiện còn lưu giữ 3 cặp nến khổng lồ với trọng lượng mỗi cây nặng 200 kg, ước tính mỗi cặp sẽ cháy liên tục hơn 70 năm.
Độc đáo nhất trong Bửu Sơn Tự chính là 8 chiếc đèn cầy (nến) khổng lồ được Trụ trì Ngô Kim Tòng đúc vào năm 1940. Để làm được 6 đèn cầy nặng 200 kg/chiếc và 2 đèn nặng 100 kg/chiếc, ông Tòng chặt nhỏ 1,4 tấn sáp nguyên chất, nấu lỏng rồi đổ vào khuôn, là những tấm tôn lợp nhà cuộn lại.
Một tháng sau kể từ ngày đổ sáp tan chảy, những chiếc đèn cầy 200 kg to một người ôm không hết được dựng lên với chiều cao 2,6 m.
Trong ảnh là cặp nến với trọng lượng 200kg được đặt trang trọng trong chùa. Và theo vị trụ trì hiện tại thì các cây nến này sẽ không được đốt mà chỉ để trưng bày cho du khách thưởng lãm.

 Độc đáo nhất trong Bửu Sơn Tự chính là 8 chiếc đèn cầy (nến) khổng lồ được Trụ trì Ngô Kim Tòng đúc vào năm 1940. Để làm được 6 đèn cầy nặng 200 kg/chiếc và 2 đèn nặng 100 kg/chiếc, ông Tòng chặt nhỏ 1,4 tấn sáp nguyên chất, nấu lỏng rồi đổ vào khuôn, là những tấm tôn lợp nhà cuộn lại. Một tháng sau kể từ ngày đổ sáp tan chảy, những chiếc đèn cầy 200 kg to một người ôm không hết được dựng lên với chiều cao 2,6 m. Trong ảnh là cặp nến với trọng lượng 200kg được đặt trang trọng trong chùa. 

Với trọng lượng mỗi cây nặng 200 kg, ước tính mỗi cặp sẽ cháy liên tục hơn 70 năm. Và theo vị trụ trì hiện tại thì các cây nến này sẽ không được đốt mà chỉ để trưng bày cho du khách thưởng lãm.

Với trọng lượng mỗi cây nặng 200 kg, ước tính mỗi cặp sẽ cháy liên tục hơn 70 năm. Và theo vị trụ trì hiện tại thì các cây nến này sẽ không được đốt mà chỉ để trưng bày cho du khách thưởng lãm.

Hai cây đèn cầy nhỏ mỗi cây nặng 100 kg cặp đèn cầy được thắp sáng vào ngày rằm tháng Bảy năm 1970 kể từ ngày ông Ngô Kim Tòng viên tịch cháy liên tục gần 44 năm nay còn gần 1/3.

 

Cặp đèn nhỏ 100 kg/chiếc được thắp liên tục 44 năm từ ngày 18/7/1970 (lúc ông Tòng qua đời) nhưng đến nay vẫn còn 1/3 thân đèn chưa cháy hết.

Một bức phù điêu rồng bằng đất sét trong chùa.
Một bức phù điêu rồng bằng đất sét trong chùa.
Các con linh vật trong chùa đều được nghệ nhân Tòng đắp bằng đất sét.
Các con linh vật trong chùa đều được nghệ nhân Tòng đắp bằng đất sét.
Lục Long Đăng gồm 3 chóp đỉnh với 6 con rồng lớn uốn cong, đuôi chụm vào nhau, đầu trổ ra các phía, đáy đèn là một bông sen nâng đỡ. Thân rồng được làm hoàn toàn bằng đất sét với ngàn vạn chi tiết tinh vi, lại có trọng lượng khá nặng, vậy mà treo mấy chục năm nay vẫn không hề bị biến đổi gì.

Lục Long Đăng gồm 3 chóp đỉnh với 6 con rồng lớn uốn cong, đuôi chụm vào nhau, đầu trổ ra các phía, đáy đèn là một bông sen nâng đỡ. Thân rồng được làm hoàn toàn bằng đất sét với ngàn vạn chi tiết tinh vi, lại có trọng lượng khá nặng, vậy mà treo mấy chục năm nay vẫn không hề bị biến đổi gì.

Thanh sư

Thanh sư

Bạch tượng.

Bạch tượng.

Long mã bằng đất sét.

Tượng Long mã bằng đất sét. Những tác phẩm được làm từ đất sét của cụ Ngô Kim Tòng tạo dựng cách đây hơn 60 năm vẫn còn nguyên vẹn với thời gian. Nhưng một điều mà cho đến nay vẫn chưa ai có thể lý giải nổi, đó là tất cả những công trình nổi tiếng và kỳ lạ hàng đầu thế giới này lại được tạo nên bởi một người tu hành mới học hết lớp 3 trường làng và không hiểu biết gì về nghệ thuật hội hoạ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại