Sau một chặng đường dài, và những giờ tìm hiểu ở bãi đã cổ, đang tìm chỗ nghỉ chân, thật may mắn khi chúng tôi gặp được ông Lý A Bảo, một trong những người dân hiếm hoi được nghe cha ông kể lại về bãi đá cổ kể lại: “Từ thời tổ tiên cha ông vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên bãi đá”.
Hay việc cưới vợ gả chồng theo tập tục, tục chọc sàn, kéo vợ của người Mông... đều có liên quan đến lời nguyền.
Tuy nhiên, thần thoại thì vẫn là huyễn hoặc nên người dân chỉ biết câu chuyện ấy mà kể lại cho con cháu. Còn những hình khắc và lời nguyền thực sự thì cả bản không ai biết, càng không thể lý giải. Ông Bảo cho biết thêm.
Nổi bật là hòn đá có vẽ hình của máy bay, ô tô bằng những đường nét đơn giản. Đó là những phương tiện trong xã hội hiện đại của chúng ta hiện nay mặc dù hòn đá cổ đã có nguồn gốc từ vài trăm đến hàng nghìn năm. Hình khắc trên hòn đá này từng gây ra sự tranh luận nghiêm túc của các nhà nghiên cứu.
Có một số ý kiến cho rằng những hình vẽ trên đã được vẽ từ rất lâu và được coi như một sự dự đoán của những người Việt cổ.
Bởi lẽ, trên bức tranh gây ra tranh cãi, nếu quan sát kỹ ở đường nét bị bào mòn của nét vẽ hoàn toàn tương quan với các nét vẽ trên các phiến đá cổ khác và của những nét khắc vẽ trên chính hòn đá này. Hai bên tảng đá còn có một số ký tự loằng ngoằng đã mờ giống như chữ Hán và chữ Khoa Đẩu (chữ viết có hình như đàn nòng nọc đang bơi - PV) cùng những đường khắc vạch ngang.
Chính sự tương quan bào mòn này của các nét vẽ trên ngay cùng phiến đá và với các hòn đá khác cho thấy chúng phải vẽ đồng thời. Không thể có khoảng cách hàng ngàn năm cho sự bào mòn giống nhau.
Cũng chính từ đó, khi nhìn thấy những hình ảnh trên phiến đá này nhiều người đã linh cảm đây là một lời tiên tri.
Theo Giáo sư Lê Trọng Khánh, một chuyên gia đầu ngành về chữ viết của
người Việt cổ cho biết, để xác định niên đại của hình vẽ này không phải
khó khăn lắm so với khoa học hiện đại. |