Di tích lăng đá cổ..."kêu cứu"

Nguyễn Huệ |

Sự xuống cấp, hoang hóa của các lăng đá ở xã Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) khiến nhiều người nhìn vào không khỏi xót xa.

Xã Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) có ba lăng đá thời hậu Lê là lăng Quận công Phạm Mẫn Trực (1715), lăng Quận công Phạm Đôn Nghị (1734) và lăng Đề đốc Phạm Nguyễn Công. Trong đó hai lăng đá của hai vị Quận công đã được công nhận là di tích quốc gia, còn lăng của Đề đốc chưa được công nhận.

Lăng đá của Quận công Phạm Mẫn Trực – quan võ thời Hậu Lê, từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê chúa Trịnh – đã bị hư hỏng nặng do ở địa thế thấp, thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt.

Cổng vào lăng đá của Quận công Phạm Mẫn Trực cũng phải chèo, chống để tránh sụp, đổ
Cổng vào lăng đá của Quận công Phạm Mẫn Trực cũng phải "chèo, chống" để tránh sụp, đổ

“Tình trạng xuống cấp này đã xảy ra cách đây hơn 10 năm. Khu vực bi đình được gia đình dùng khung sắt nẹp và xà gỗ để chống đỡ. Nhưng thực trạng hiện nay, nhà tiền trạm đã không còn, khu lăng mộ của cụ nếu không được tu sửa thì chỉ một vài năm nữa có thể đổ sập do những vết nứt đã rất sâu. Sắc phong của cụ cũng chưa mang về được” - ông Phạm Đình Hựu – hậu duệ của Quận công Phạm Mẫn Trực cho hay.

Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước di tích Cố đô Hoa Lư Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước di tích Cố đô Hoa Lư

Dù được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, nhưng có đến 3 cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ cả 3 cổng của khu di tích Hoa Lư.

Hiện tại, cổng và đôi chó đá gác cổng của lăng mộ đã bị chìm sâu, tường đá ong chỉ còn nhô lên khoảng 40cm so với mặt đất. Những ngày mưa, gia đình ông Hựu phải lội nước vào thắp hương cho Quận công Phạm Mẫn Trực.

Khu vực bi đình được gia đình dùng khung sắt nẹp và xà gỗ để chống đỡ
Khu vực bi đình được gia đình dùng khung sắt nẹp và xà gỗ để chống đỡ

Nằm ở xóm 1 (xã Lại Yên), khu lăng mộ của Quận công Phạm Đôn Nghị có phần chắc chắn hơn nhưng mỗi khi có mưa nước khó thoát ra ngoài.

Trao đổi về thực trạng này, ông Nguyễn Ngọc Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Lại Yên cho biết: “Lại Yên là một xã ở vị trí địa lý thấp của huyện. Hiện tại, nước vẫn thoát theo phương thức tự nhiên. Chính quyền xã cũng đang thi công công trình tiêu thoát nước, bơm cưỡng bức trên địa bàn toàn xã”.

Cũng theo như lý giải của ông Đức thì điều đó sẽ dẫn tới việc ngập úng tại các khu lăng mộ này là điều không tránh khỏi.

Khu lăng đá của Quận công Phạm Đôn Nghị có phần chắc chắn hơn nhưng nước không có lối thoát ra ngoài khi trời mưa
Khu lăng đá của Quận công Phạm Đôn Nghị có phần chắc chắn hơn nhưng nước không có lối thoát ra ngoài khi trời mưa

Nằm trong khu đô thị Bắc An Khánh, lăng mả hương của Đề đốc Phạm Nguyễn Công đáng “báo động” không chỉ bởi tình trạng xuống cấp mà còn bởi tình trạng hoang hóa khi xung quanh lăng mộ là cỏ dại mọc um tùm, lối đi vào cũng lầy lội.

Đề đốc Phạm Nguyễn Công là con nuôi của Quận công Phạm Mẫn Trực. Theo sử sách ghi lại thì ông là Tổng thái giám, tham đốc lĩnh đề đốc, ký thọ hầu, chỉ huy các đội tượng binh bảo vệ biên giới phía Tây vùng Thanh Nghệ Tĩnh.

Chuyện lạ đời: Dùng cuốc, xẻng để “trùng tu” di tích Chuyện lạ đời: Dùng cuốc, xẻng để “trùng tu” di tích

Dùng cuốc, xẻng xô ngói rơi vỡ làm vỡ gãy các mảng chạm khắc. Cách trùng tu mà như phá bởi sự thiếu hiểu biết và cẩu thả như thế này cần phải nhanh chóng được chấn chỉnh...

Toàn bộ khu lăng mộ của Đề đốc gần như không có mái che. Tường bao bằng đá ong, nghê đá, chó đá, hương án… đều ngập trong cỏ dại, tạo nên sự hoang hóa của một lăng mộ cần được trùng tu và bảo tồn.

Trước câu hỏi, sau này nếu doanh nghiệp khởi dựng sẽ xử trí khu lăng mộ thế nào, ông Nguyễn Ngọc Đức nói: Đây là di tích nên chính quyền huyện Hoài Đức nói chung, xã Lại Yên nói riêng đã có văn bản chỉ đạo là không được san lấp đất tại khu vực đó khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Khu lăng đá của Đề đốc Phạm Nguyễn Công xung quanh cỏ dại mọc, lối đi vào cũng úng nước
Khu lăng đá của Đề đốc Phạm Nguyễn Công xung quanh cỏ dại mọc, lối đi vào cũng úng nước

Trước “tiếng kêu cứu” của những di tích khi bị xuống cấp trầm trọng tại xã Lại Yên, ông Nguyễn Ngọc Đức đưa thêm ý kiến: Chính quyền xã cũng xác nhận sự xuống cấp của quần thể di tích lăng mộ của các quan tại địa phương mình. Nhưng hiện tại, do chưa tìm được “tiếng nói chung” giữa chính quyền xã và dòng họ nên việc thi công, tu sửa lại vòng 1 của khu lăng mộ Quận công Phạm Mẫn Trực cũng như Đề Đốc Phạm Nguyễn Công bị đình trệ.

“Do sự cấp thiết phải tu bổ để đảm bảo di tích không xuống cấp nhanh, chúng tôi cũng kiến nghị, tham mưu với UBND huyện cho thành lập cơ quan chức năng để lên kế hoạch, dự án tu sửa. Sau đó, được sự thống nhất của dòng họ cùng với kinh phí đủ sẽ tiến hành tu sửa” - ông Đức nói sau khi chia sẻ những điều mà chính quyền địa phương hiện đang “lực bất tòng tâm”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại