Ở
Người giới thiệu cho tôi tiếp cận với “dị nhân” trên là nhà văn - đại úy bộ đội biên phòng Lê Văn Chương (tác giả cuốn sách “Như cây phong ba trên
Tôi đã làm đúng như thế, nhưng ông Ngô Văn Tùy (53 tuổi) vẫn hỏi đi hỏi lại: Tên gì? Làm ở báo nào?… Khi đã... tâm đắc, ông sôi nổi hẳn lên: “Tui nói thiệt, khả năng của tui là trời cho. Tìm khắp thế giới chưa chắc đã có người như tui.
Tui không nói dóc nhưng xem trên Internet hoặc các chương trình chuyện lạ 4 phương thấy người Thái Lan
Khả năng trời cho
Suốt buổi nói chuyện, ông Tùy luôn nhấn mạnh “đây là khả năng trời cho”. Vì cha mẹ, anh em của ông không có sở thích đặc biệt này. Sau này ông lấy vợ, sinh con đẻ cái cũng không có ai thích cái “thực đơn” của bố.
Ông Ngô Văn Tùy hiện là trưởng đội đua thuyền của huyện
Ông nhớ lần đầu tiên “thưởng thức” kiểu ăn độc đáo này là gần 30 năm về trước. Đó là vào năm 1984, khi chàng lính trẻ Ngô Văn Tùy của Tiểu đoàn 103 (đóng quân ngay trên
Tùy phát hiện một con vật đang động đậy trên nòng súng của mình, đó là một con sâu lá. Chăm chú nhìn con vật, rồi như có một cái gì đó cứ thôi thúc anh phải nhón con sâu lá bỏ vào miệng... nhằn.
Mấy ngày sau đó, cái cảm giác “ngon ngon” và hương vị lạ thường khi ăn
Dần dần anh tìm bắt và “thanh toán ngay tại chỗ” những động vật lớn hơn như cóc nhái, ếch, ốc ma, rắn mối, chuột, cá và cả rắn...
Dạo đó, ông cũng biết mình có sở thích “không đụng hàng” nên giấu kín chuyện này, chỉ ăn khi không ai trông thấy. Nhưng rồi một hôm đi chợ thay cho vợ, tới hàng cá (cá ở
Sức khỏe chỉ có tốt lên
Dân trên
Vợ con mới đầu cũng phản ứng với kiểu ăn kỳ dị không qua nấu nướng, chế biến của ông nhưng rồi thấy sau khi ăn ông không có biểu hiện gì về tiêu hóa hoặc ngộ độc, thậm chí sức khỏe của ông còn tăng thêm nên cứ để cho ông thoải mái.
Việc chăm sóc ba sào dưa hấu của gia đình không chiếm của ông nhiều thời gian, nên hễ buông cây cuốc hoặc thùng gánh tưới dưa là ông tha thẩn trên khắp đồng làng tìm “cái ăn”. Ông nói hình như mình có thể dùng thính giác và khứu giác để “định vị” con mồi đang ẩn nấp ở đâu, đó là con gì, (nếu là rắn thì là rắn gì).
Ông kể có lần đang trong một đám cưới, do có người nói khích, ông quày quả bước ra những mô đất gần đó, thọc tay vào hang, túm ngay được một con rắn lục lửa. Cả đám thực khách của tiệc cưới nhào ra vây kín lấy ông.
Con rắn vừa nuốt xong một con cóc chưa kịp tiêu hóa thì bị ông kéo thẳng ra, vuốt từ đuôi lên đầu một cái, con rắn ọc ra chú cóc. Ông Tùy nhặt con cóc lên, thổi “phù” một cái như “thầy pháp làm phép” rồi bỏ vào mồm. “Ực” con cóc xong, ông “xực” luôn con rắn. Ông lột da và ăn từ đuôi đến đầu như người ta đang chén một khoanh dồi.
Đám thanh niên thi nhau lấy điện thoại di động ra quay phim. Đến cái đầu rắn, ngỡ ông ném đi vì nó chứa nọc độc ở gốc răng, nhưng... ông nhai luôn.
Không hiểu tại sao những chất kịch độc ở trên da cóc và ở răng rắn lại miễn nhiễm với người đàn ông kỳ lạ này. Có lẽ khoa học cũng khó mà trả lời được, còn ông thì lý giải rất đơn giản: “Bất cứ con vật nào xuất hiện trước mặt tôi, tôi đều dùng thị giác, khứu giác và cả vị giác để thẩm định: nhìn không thấy sợ, ngửi không thấy tanh và có cảm giác rất muốn ăn thì linh tính mách rằng nó không nguy hiểm, vậy là tôi “ùm” luôn”.
Chưa có bản thống kê nào, nhưng ông Tùy cho biết ông đã “dùng tươi” khoảng 400 loại côn trùng , động vật (trong đó có khoảng 30 loài bướm). “Ở cái đảo Lý Sơn này có con gì thì tui lủm con nấy”. Tuy thế, theo ông món khoái khẩu nhất chính là ốc ma.
Loại này mỗi sáng sớm thường bò ra ăn sương khắp vườn nhà. Ông lượm khoảng chục con, đập bể vỏ rồi điểm tâm bằng phần thịt “mềm mại, thơm ngọt và rất bổ dưỡng”.