Di dời cây làm nhà được... đống đồ cổ quý giá

Ngọc Tú |

Trong lúc đào di dời cây để làm nhà, gia đình anh Thắng bất ngờ phát hiện nhiều chum, bát, lọ với men, họa tiết sắc sảo và được nhận định là đồ cổ có từ đời Trần.


Gia đình may mắn đào được số đồ gốm sứ cổ trên là anh Trương Xuân Thắng (29 tuổi, trú xóm Thái Bình, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An).

Gia đình may mắn đào được số đồ gốm sứ cổ trên là anh Trương Xuân Thắng (29 tuổi, trú xóm Thái Bình, Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An).

Theo anh Thắng cho biết, 1 năm trước anh cùng gia đình đang đào di dời cây để làm nhà thì bất ngờ phát hiện nhiều bát, lọ, chum nằm sâu dưới đất khoảng 1m nên đã đào lên.
Theo anh Thắng cho biết, 1 năm trước anh cùng gia đình đang đào di dời cây để làm nhà thì bất ngờ phát hiện nhiều bát, lọ, chum nằm sâu dưới đất khoảng 1m nên đã đào lên.
Sau khi rửa sạch, thấy các đồ vật có màu men đẹp và nhiều đồ còn mới nguyên nên anh thắng đã đưa vào nhà cất giữ.
Sau khi rửa sạch, thấy các đồ vật có màu men đẹp và nhiều đồ còn mới nguyên nên anh thắng đã đưa vào nhà cất giữ.
Số đồ vật anh Thắng đào được gồm 4 cái bát, 1 cái lọ và 2 cái chum.
Số đồ vật anh Thắng đào được gồm 4 cái bát, 1 cái lọ và 2 cái chum.
Nghe tin anh Thắng đào được nhiều đồ vật cổ ở dưới đất, rất đông người dân đã đến xem. Có người đến xem biết đây là đồ cổ nên đã hỏi mua số bát cùng chiếc lọ với giá 2 triệu đồng nhưng anh Thắng không bán.
Nghe tin anh Thắng đào được nhiều đồ vật cổ ở dưới đất, rất đông người dân đã đến xem. Có người đến xem biết đây là đồ cổ nên đã hỏi mua số bát cùng chiếc lọ với giá 2 triệu đồng nhưng anh Thắng không bán.
Ngoài 4 chiếc bát và 1 cái lọ, anh Thắng còn đào được 2 chiếc chum lớn.
Ngoài 4 chiếc bát và 1 cái lọ, anh Thắng còn đào được 2 chiếc chum lớn.

“Khi đào được số bát và lọ trên, chúng tôi có phát hiện thêm 2 cái chum nhưng lúc đó đã không lấy lên mà dùng đất lấp lại. Mới đây, nhiều người nói đây là cổ vật nên gia đình tôi mới đào 2 chiếc chum lên”, anh Thắng nói.

Khi đào được số bát và lọ trên, chúng tôi có phát hiện thêm 2 cái chum nhưng lúc đó đã không lấy lên mà dùng đất lấp lại. Mới đây, nhiều người nói đây là cổ vật nên gia đình tôi mới đào 2 chiếc chum lên”, anh Thắng nói.

Do trải qua thời gian nên một số bát và chiếc chum đã bị vỡ một số góc. Tuy nhiên, lớp men phủ ngoài các đồ vật vẫn còn nguyên như mới.
Do trải qua thời gian nên một số bát và chiếc chum đã bị vỡ một số góc. Tuy nhiên, lớp men phủ ngoài các đồ vật vẫn còn nguyên như mới.
Dưới ánh nắng, lớp men của các lọ, bát sứ sáng trông rất đẹp
Dưới ánh nắng, lớp men của các lọ, bát sứ sáng trông rất đẹp
Theo nhận định của một người sành chơi đồ cổ trong Hội viên hội Di sản văn hóa cho biết, số bát, lọ anh Thắng đào được có chất gốm và hình thể của Chăm.
Theo nhận định của một người sành chơi đồ cổ trong Hội viên hội Di sản văn hóa cho biết, số bát, lọ anh Thắng đào được có chất gốm và hình thể của Chăm.
Có khả năng đây là men mộc được nấu theo kiểu thủ công của thời đại cuối Lý đầu Trần.
Có khả năng đây là men mộc được nấu theo kiểu thủ công của thời đại cuối Lý đầu Trần.

Ngày 20/2 vừa qua, cũng ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) anh Võ Văn Cường (36 tuổi) trong lúc đi làm đã bất ngờ phát hiện một chiếc bình rất đẹp. Nghi là đồ cổ nên anh Cường đã mang về nhà cất giữ.

Ngày 20/2 vừa qua, cũng ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) anh Võ Văn Cường (36 tuổi) trong lúc đi làm đã bất ngờ phát hiện một chiếc bình rất đẹp. Nghi là đồ cổ nên anh Cường đã mang về nhà cất giữ.

Theo quan sát, chiếc bình mà anh Cường tìm thấy có màu xanh ngọc với nhiều họa tiết rất đẹp.
Theo quan sát, chiếc bình mà anh Cường tìm thấy có màu xanh ngọc với nhiều họa tiết rất đẹp.
Trên khắp thân bình được chạm khắc rất đẹp và tinh xảo với các họa tiết hình rồng.
Trên khắp thân bình được chạm khắc rất đẹp và tinh xảo với các họa tiết hình rồng.

Nghe tin, nhiều người đã đến xem và nhận định chiếc bình này có từ thời Lý. Tuy nhiên, nhiều người sành chơi đồ cổ nhận định chiếc bình này tuy tinh xảo và đẹp nhưng chỉ được làm nhái những chiếc bình từ thời Lý. Hiện anh Cường vẫn đang lưu giữ chiếc bình này.

Nghe tin, nhiều người đã đến xem và nhận định chiếc bình này có từ thời Lý. Tuy nhiên, nhiều người sành chơi đồ cổ nhận định chiếc bình này tuy tinh xảo và đẹp nhưng chỉ được làm nhái những chiếc bình từ thời Lý. Hiện anh Cường vẫn đang lưu giữ chiếc bình này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại