Do không gian rộng lớn, cộng với tiếng máy chạy, các tiểu thương không thể rao hàng được. Do đó để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, họ dùng một cây sào dựng đứng ở đầu ghe, treo lên đó tất cả hàng hóa muốn bán để từ xa khách hàng có thể nhìn thấy và tới mua. Chiếc sào treo hàng hóa đó được gọi là treo bẹo.
Vào những ngày cuối năm, một ghe lớn như thế này có đến 6 xuồng nhỏ vây quanh chờ lấy hàng
Minh Anh- hướng dẫn viên du lịch - cho biết: “Từ nay đến Tết là dịp dân thương hồ dồn sức làm ăn. Chợ nổi những ngày giáp Tết bao giờ cũng rất sôi động. Bởi đơn giản là vào cuối năm dù giàu hay nghèo ai cũng phải mua sắm, nhất là các mặt hàng về lương thực, thực phẩm. Vì thế dân thương hồ các tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, hội tụ về đây làm ăn trong mùa Tết”.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, ngoài các xuồng, ghe buôn bán các mặt hàng nông sản thì có gần 100 đầu xuồng, ghe chuyên bán các mặt hàng phục vụ tại chỗ cho du khách và cho cả các tiểu thương như: bánh mì, hủ tiếu, cà phê, … và cả vé số.
Cả dịch vụ bán vé số cũng xuất hiện trên chợ nổi
Một điểm nổi bật khi du khách đi chợ nổi Cái Răng là cảnh mua bán ở chợ nổi diễn ra chóng vánh với giá cả hào phóng, hiếm có chuyện trả giá cò kè. Thông thường, khoảng 8, 9 giờ sáng, khi nắng vừa lên là chợ vãn. Người bán quay về với công việc ruộng vườn; người mua thì bắt đầu một cuộc hành trình mới đến các địa phương khác để tiêu thụ sản phẩm mà họ vừa thu mua được. Và sáng hôm sau họ lại gặp nhau.
Cùng đi chợ nổi Cái Răng vào những ngày cuối năm qua chùm ảnh:
Ghe Khóm này chở từ Hậu Giang lên
Những tráiroi tươi ngon vừa được hái ở các vườn Phong Điền
Vú sữa...
... dưa...
... dứa...
Các em nhỏ cũng theo cha mẹ ra chợ nổi buôn bán
Những ngày cuối năm chợ nổi càng trở nên tấp nập như thế này
Dịch vụ ăn uống phục vụ tận nơi
Nhiều du khác nước ngoài thích thú thăm chợ nổi
Và đây là cây treo bẹo - cách giới thiệu sản phẩm của các thương hồ ở chợ nổi.
Theo Ngô Nguyễn
Dantri.com.vn