"Ai cũng có quá khứ và các mối quan hệ riêng tư. Dù quá khứ ấy có như thế nào thì cũng không nên trở thành giới hạn hay rào cản trong quá trình phấn đấu của một con người nhưng che giấu hay khai man lý lịch khi ra ứng cử lại là chuyện khác.
Người ứng cử ĐBQH cần phải khai báo minh bạch lý lịch của mình, để cử tri có thể xem xét và đưa ra sự lựa chọn. Bởi vì, bỏ một lá phiếu có nghĩa là cử tri đó đang chọn cho mình một người thay mặt họ thực hiện quyền dân chủ thiêng liêng, là nơi họ gửi gắm tâm tư, nhờ cậy khi gặp điều oan sai bất trắc. Họ cần phải biết rõ và tin cậy người ấy".
Ông Nguyễn Đình Xuân, nguyên ĐBQH tỉnh Tây Ninh khóa 11, 12.
Ông cũng cho rằng: "Một người chưa bị coi là tội phạm khi chưa có một bản án có hiệu lực của tòa án, một ĐBQH vẫn sẽ là ĐBQH khi Quốc hội và cử tri chưa đưa ra quyết định bãi miễn. Dù đã có nhiều điều chưa rõ nhưng chúng ta nên dành cho các ĐBQH một sự tôn trọng nhất định vì đó cũng chính là tôn trọng sự lựa chọn của cư tri”.
Theo Thảo Lăng
GDVN