Tình trạng này khiến những người có trách nhiệm rất lo lắng bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn bay.
Đây là hiện tượng gây nhiễu hệ thống thông tin trao đổi giữa mặt đất và phi công trong điều hành, dẫn đường bay. Mức độ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin này được mô tả là “rất nhiều”.
Ông Nguyễn Văn Thư - phó cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện - xác nhận có hiện tượng như thế. Ông cho biết cục đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và đang cử nhiều cán bộ kỹ thuật tìm kiếm “thủ phạm” trong phạm vi khoảng 200km của vùng Pleiku - Buôn Ma Thuột.
Đây không phải lần đầu tiên hệ thống liên lạc giữa mặt đất và phi công bị quấy nhiễu bởi tiếng “lạ”, trên nhiều chuyến bay ở các khu vực khác nhau (kể cả ở phía Bắc) cũng gặp phải tình trạng này.
Một nhân viên kỹ thuật của Đài truyền thanh huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) thực hiện các thao tác chuẩn bị phát sóng. Nhân viên này cho biết Cục Tần số vô tuyến điện vừa đề nghị đài điều chỉnh tín hiệu để đảm bảo an toàn đường bay.
Ông Thư cho biết đã tìm ra “thủ phạm” trong một số vụ. “Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, chúng tôi rất lo lắng” - ông Thư nói.
Các chuyên gia ở Cục Tần số vô tuyến điện cho rằng để tìm kiếm nguồn gây nhiễu cho một hệ thống thông tin khác là một việc hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực.
Do đó, trong tình hình thiết bị truyền thanh không dây kém chất lượng, không có giấy phép đang sử dụng tràn lan khắp nơi như hiện nay thì tình trạng gây nhiễu, hay nói cụ thể là tình trạng phi công phải nghe nhạc, tiếng rù rè, nội dung những chương trình phát thanh... rất khó khắc phục triệt để.
Theo Bee