Trong sự nhiễu loạn về hệ thống tư duy của giới trẻ hiện nay, thanh niên Việt có thể bị biến đổi, đánh mất đi nền văn hóa truyền thống. Trước thềm năm mới, PGS Nguyễn Văn Huy – một nhà nhân học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có những nhắn nhủ gửi đến thế hệ trẻ về việc giữ vững nền văn hóa dân tộc.
PGS Nguyễn Văn Huy (nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) cho rằng thế hệ trẻ phải biết học những cái đúng.
Hãy dạy trẻ biết học những cái đúng
PV: PGS đánh giá như thế nào về cơ hội học tập của giới trẻ trong xã hội hiện nay?
PGS Nguyễn Văn Huy: Xã hội bây giờ tạo ra môi tr ường rất là tốt, các bạn trẻ được học rất bài bản, có nhiều trường đại học, được trang bị những kiến thức cần thiết, hướng đến những ngành nghề, và có được những tư duy mới .
PV: Vậy thì giới trẻ phải học cái gì? Và học như thế nào, thưa ông?
PGS Nguyễn Văn Huy: Môi trường xã hội như vậy thì giới trẻ phải biết khẳng định ý chí quyết tâm trong học tập. Một mặt là học tập để nâng cao trình độ kiến thức, nhưng quan trọng nhất là học tập để bồi dưỡng cho mình cái t ư duy và bản lĩnh trước cuộc sống . Bản lĩnh cũng rất quan trọng, mong rằng các bạn trẻ bây giờ học bốn ph ương, nhưng hãy biết cái gì đúng, cái gì sai, cái gì phù hợp với truyền thống, chứ đừng học một cách hồ đồ.
PV: Không ít bạn trẻ cho rằng những nền văn hóa tiên tiến của nước ngoài du học vào Việt Nam là hay và nên học hỏi?
PGS Nguyễn Văn Huy: Bây giờ giới trẻ học nhiều thứ nhưng hay đánh mất bản thân mình, cái đó không nên. Các bạn trẻ bây giờ hãy học tất cả nhưng phải học cái đúng, phải có bản lĩnh để đối mặt với những cái không tốt. Người Việt Nam m ình từ xa xưa đến giờ sống được với những dân tộc hùng mạnh về kinh tế xung quanh, bởi vì mình có bản lĩnh.
Hãy có bản lĩnh giữ lấy văn hóa Việt
PV: Hội nhập là phải hòa mình theo một dòng chảy, vậy trong dòng chảy đó người trẻ Việt phải có một cái riêng biệt để không bị hòa lẫn không thưa ông?
PGS Nguyễn Văn Huy: Trong thời buổi hòa nhập hiện nay, nhất thiết người Việt trẻ phải có cái riêng của riêng mình, cũng như dân tộc nào cũng phải có cái riêng. Vẫn biết hội nhập để họ cần những cái mà họ chưa có ở ta , và ta cần ở người khác cái mà ta không có. Nhưng những gì mà ta không cần mà họ đưa vào đây ta nhận nó là ta đã biến đổi sao cho phù hợp và trước lúc nhận nó hãy trả lời câu hỏi “tại sao ta phải nhận cái đó?”.
PV: Vậy cái bản lĩnh mà PGS nói đó nó có bao gồm trí tuệ của người trẻ không?
PGS Nguyễn Văn Huy: Ở đây, tôi xin lấy ví dụ cụ thể, ngày xưa trong chiến tranh chúng ta thắng Mỹ, không phải chỉ có bản lĩnh của chúng ta, mà còn có cả chất trí tuệ của chúng ta trong đó.
Nếu không có trí tuệ thì Việt Nam không thể thắng được Mỹ. Trong điều kiện kinh tế kỹ thuật chưa có thì hải quân của chúng ta vẫn đi tàu gỗ, tàu sắt, nh ưng với bây giờ những con tàu hàng ngàn tấn, hàng vạn tấn, th ì những con ng ười sử dụng tàu đó có chất trí tuệ khác, đây là chưa nói đến lĩnh vực khác như thông tin truyền thông, ... Vì vậy mà người trẻ Việt phải có trí tuệ trong bản lĩnh để có thể giữ được mình trong kinh tế hội nhập hiện nay.
PV: Hiện nay, có vô vàn các thể loại văn hóa du nhập vào Việt Nam, theo PGS thì người trẻ Việt cần phải làm gì để có bản lĩnh giữ vững văn hóa dân tộc?
PGS Nguyễn Văn Huy: Giới trẻ phải biết phấn đấu để có bản lĩnh vì nghiệp lớn, bởi cuộc sống không những ăn, ở, mặc, đi lại, hay yêu đương mà có khi phải hy sinh xương máu vì dân tộc. Muốn được như vậy thì chúng ta phải tự trang bị cho mình.
Hành trang đó nó bao gồm rất nhiều thứ: một là biết tôn trọng, biết quý lịch sử của dân tộc, và quý cái lịch sử của chính mình, coi đó là máu thịt của mình, của dân tộc, của dòng họ, của gia đình mình. Cá nhân mình có quyền được kế thừa những cái đó và kế thừa phải cho xứng đáng.
Không ít giới trẻ bị "biến đổi", thiếu bản lĩnh trước sự du nhập của văn hóa nước ngoài. Hiện tượng giới trẻ cuồng thần tượng thời gian gần đây khiến nhiều người lo lắng đến việc giữ vững văn hóa truyền thống Việt (ảnh minh họa).
PV: Nhiều thanh niên nghĩ họ không có nghĩa vụ phải giữ nền văn hóa truyền thống, họ nghĩ họ có quyền thích biến đổi mình như thế nào, ví dụ như: hôm nay tôi thích tóc vàng, mai thích tóc trăng thì tôi làm. PGS nghĩ gì về vấn đề này?
PGS Nguyễn Văn Huy: Thế giới bây giờ quan niệm có đi có lại , theo nghĩa đúng của nó là trong thế giới mỗi người phải có sự đóng góp gì đó, và sự hợp tác thường đi với nhân nhượng và bao giờ cũng đi kèm với sự cống hiến , trong chiến tranh và trong hiện tại cũng vậy . Thế hệ thanh niên ngày xưa đ ã cống hiến hết sức mình và thế hệ thanh niên hiện nay phải cháy hết mình trong sự phát triển của đất nước.
PV: Như vậy lớp trẻ là người giữ hồn cho đất nước?
PGS Nguyễn Văn Huy: Ông cha ta ngày xưa đã sống mà một nghìn năm Bắc thuộc không xóa được văn hóa Việt. Hiện nay, nếu muốn giữ được văn hóa Việt phải phụ thuộc vào lớp trẻ, họ chính là những người giữ lửa cho nền văn hóa Việt.
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con trẻ
PV: Theo ông thì gia đình đóng vai trò như thế nào trong việc giữ văn hóa của dân tộc trong lớp trẻ?
PGS Nguyễn Văn Huy: Truyền thống gia đình rất quan trọng. Khi mà nền giáo dục chất lượng thấp như hiện nay, thì cần phải bấu víu vào nền tảng truyền thống gia tộc. Để uốn chỉnh xã hội thì cần phải có nền giáo dục ngay từ gia đình.
PV: Gia đình nên dạy con cháu của họ như thế nào?
PGS Nguyễn Văn Huy: Gia đình giáo dục ở con trẻ về mặt đạo đức, tinh thần, và tình thương yêu, biết dạy con những giá trị của dân tộc, biết giữ gìn và phát huy.
PV: Vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục con trẻ?
PGS Nguyễn Văn Huy: Với những đứa không có gia đình thì tôi lấy một ví dụ cụ thể như qua vụ bạo động ở Anh vừa rồi, qua điều tra thì khiến người ta giật mình khi phát hiện chiếm tới 70% thanh niên tham gia bạo động xuất phát từ gia đình không hoàn chỉnh: không có bố hoặc mẹ. Lớp thanh niên đó không được giáo dục từ gia đình, không được chăm sóc từ bố mẹ.
Vì vậy chúng ta thấy được vai trò của gia đình quan trọng như thế nào hiện nay, khi mà giới trẻ đang tiếp xúc với quá nhiều nét văn hóa khác nhau.
Cảm ơn chia sẻ của ông!