Công viên Hòa Bình với diện tích đất xây dựng hơn 20 ha, có tổng mức đầu tư 282 tỉ đồng đi vào hoạt động đúng vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, tháng 10/2010. Sau hai năm đưa vào khai thác, công viên vẫn vắng vẻ khách đến.
Công viên Hòa Bình hay là công viên Tình Nhân?
Lối ra vào luôn đóng kín khiến người dân phải trèo vào như thế này
Bãi gửi xe trơ trọi
Vũng nước ở khắp mọi nơi mặc dù không có mưa
Người dân bịt mũi khó chịu trước mùi cá chết
Rộng rãi và trống trải
Nhiều phòng trực bỏ hoang
Nhiều cột cầu đã bị bung ra trông rất nguy hiểm
Bảo tàng Hà Nội trống trải
Với tổng diện tích sàn hơn 30.000 m2, kinh phí xây dựng 2.300 tỉ đồng, bảo tàng Hà Nội hiện có quy mô lớn nhất nước. Tuy vậy, bảo tàng này đang không chứng minh được rằng mình xứng đáng với số vốn khổng lồ đã bỏ ra.
Chỉ lác đác vài du khách nước ngoài tới tham quan
Các phòng trưng bày đều vắng tanh
Cổ vật được trưng bày thưa thớt
Đèn hỏng ở nhiều chỗ trưng bày
Nhiều cổ vật còn được ưu ái nằm ngay trên sàn nhà như này
Khu vực bị phong tỏa với lý do "bảo dưỡng cổ vật"
Ngoài ra, với một luật lệ vô cùng kỳ lạ là cấm quay phim và chụp hình, chính bảo tàng đã tự làm giảm sức hút của mình. Khách đến đây chỉ có thể đi một vòng nhìn ngắm hiện vật rồi đi về, không một người hướng dẫn, không được ghi lại những khoảnh khắc đẹp và cũng không… hiểu về những gì mình đang được xem.
Quốc lộ 32 – Con đường mãi không hết đau khổ
Là dự án trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, theo kế hoạch thì dự án nâng cấp, cải tạo tuyến quốc lộ 32 phải hoàn thành trước tháng 10/2010. Thế nhưng, đại lễ đã đi qua 2 năm, đến nay sau nhiều lần xin gia hạn thời gian hoàn thành, rồi đến việc chuyển nhà đầu tư, tuyến đường 32 vẫn không thoát khỏi biệt danh “con đường đau khổ”.
Dây diện trĩu nặng từng chùm
Nhiều nơi vẫn đang thi công dở dang
Nhiều hố sâu trên đuờng rất nguy hiểm
Vật liệu xây dựng ngổn ngang giữa bên đường
Đây được đánh giá là một cung đường thiếu an toàn đối với người tham gia giao thông
Gạch đá giữa đường nhiều vô kể
Tạm kết
Đều là những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nhưng xem ra tất cả đều chưa hoàn thành đúng nhiệm vụ đã được đề ra. Có hay không việc gấp rút đuổi kịp để đúng hẹn với đại lễ đã khiến các công trình được xây dựng chóng vánh mà thiếu đi những chiến lược phát triển tối thiểu? Và đâu sẽ là giải pháp để cứu vãn những sai lầm đã đi quá xa này?