Con trai khuyết tật cắt 10 ngón tay lấy máu chấm đơn cầu cứu giúp mẹ

Ngọc Tú |

Nằm một chỗ trên giường, thân hình co quắp lại vì căn bệnh xương thủy tinh nhưng Hà vẫn quyết rạch 10 ngón tay của mình chấm vào những lá đơn cùng mẹ đi tìm công lý.

10 lá thư cầu cứu mẹ nhuộm máu con

Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội chia sẻ rất nhiều về video clip của một nam thanh niên tật nguyền bẩm sinh, nằm co quắp trên chiếc giường cũ vừa khóc vừa cắt những ngón tay để chấm vào 10 lá đơn gửi cơ quan chức năng kêu cứu giúp mẹ.

Trong đoạn video clip dài gần 30 phút này, nam thanh niên chia sẻ về sự oan khuất trong việc chia tài sản khi ly hôn giữa bố và mẹ. Không những thế, nam thanh niên này còn chia sẻ về cuộc sống tối tăm, khổ cực của mình khi phải ở cùng mẹ kế và bố.


Chàng trai Trần Văn Hà, người đã cắt tay chấm vào 10 lá đơn cầu cứu giúp mẹ mình.

Chàng trai Trần Văn Hà, người đã cắt tay chấm vào 10 lá đơn cầu cứu giúp mẹ mình.

Lần theo địa chỉ trong đoạn video clip trên, chúng tôi đã tìm về nhà chị Nguyễn Thị Lâm (SN 1968) ở khối 1, thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An.

Chị Lâm cho biết, nam thanh niên trong đoạn video đăng tải trên mạng vừa qua chính là người con trai thứ 2 của chị - Trần Văn Hà (SN 1990).

Theo chị Lâm, từ lúc sinh ra Hà đã bị chứng bệnh xương thủy tinh nên cơ thể không thể lớn được. Dù hiện nay đã 25 tuổi, nhưng cơ thể của Hà chỉ như cậu bé lớp 3. Cũng vì mắc bệnh từ nhỏ, tật nguyền nên sức khỏe của Hà cũng yếu và thường xuyên đau ốm.

Tâm sự về câu chuyện trong đoạn video cùng 10 lá đơn cầu cứu do Hà cắt tay chấm vào, chị Lâm sụt sùi nước mắt khi nhớ lại cuộc sống tối tăm cùng quãng thời gian dài khó khăn đi đòi công lý của mình.


Những đơn thư do tự tay Hà viết trong 2 tháng liên tục trong tư thế nằm nghiêng.

Những đơn thư do tự tay Hà viết trong 2 tháng liên tục trong tư thế nằm nghiêng.

Chị Lâm cho biết, từ đầu năm 2015, Hà biết mẹ nhiều năm trời đi đòi công lý nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết thấu đáo nên Hà đã nung nấu ý định sẽ tự mình viết 10 lá đơn rồi cắt tay chấm vào để gửi các cơ quan chức năng cầu cứu giúp mẹ.

Vì bị tật nguyền, không thể ngồi vững nên Hà chỉ có thể nằm để viết. Suốt 2 tháng trời ròng rã, Hà bắt đầu nằm viết từ sáng đến tận tối khuya. Dù mệt nhưng Hà vẫn cố gắng hoàn thành sớm những lá đơn để cùng mẹ đi tìm công lý.

Nằm co quắp trên chiếc giường cũ ở buồng trong, nghe câu chuyện mẹ kể với chúng tôi, thân mình Hà lại run lên vì đau đớn. Lâu lâu, giọt nước mặt của Hà lại lăn dài trên khuôn mặt đáng thương.


Chị Nguyễn Thị Lâm trình bày với PV về cuộc sống khổ cực của mình và về những tài sản chia không được công bằng khi ly hôn.

Chị Nguyễn Thị Lâm trình bày với PV về cuộc sống khổ cực của mình và về những tài sản chia không được công bằng khi ly hôn.

Quẹt vội hai mắt đã rớm lệ, Hà cho biết mục đích của việc đăng tải đoạn video lên mạng để mọi người trên cả nước biết đến cuộc sống bất công của mẹ con mình. Hà mong muốn mọi người sẽ cùng lên tiếng giúp đỡ để mẹ của mình sớm tìm lại được công bằng.

Thấy mẹ gần 20 năm qua đi nhiều tòa, làm nhiều lá đơn nhưng vẫn không được gì nên em đã tự tay viết 10 lá đơn thư rồi chấm giọt máu của mình vào đó gửi đi.

Viết những lá đơn này, dù gia đình em nghèo khó thật nhưng em không mong được mọi người giúp đỡ gì về tiền bạc mà em chỉ muốn mọi người giúp mẹ em đi đòi lại công bằng thôi.

Mẹ và 3 chị em em đã chịu đựng khổ sở và bất công quá nhiều rồi, giờ chỉ mong công lý được trả lại cho mẹ con em thôi các anh ạ”, Hà nói mà rơm rớm nước mắt.


Căn nhà nhỏ bé 3 mẹ con chị Lâm đang ở chẳng có gì đáng giá ngoài những bộ bàn ghế cũ và những chiếc giường.

Căn nhà nhỏ bé 3 mẹ con chị Lâm đang ở chẳng có gì đáng giá ngoài những bộ bàn ghế cũ và những chiếc giường.

Hành trình 18 năm đội đơn đi đòi công lý

Chị Lâm kể, năm 1986, chị lập gia đình với ông Trần Hải Hưng (SN 1959) do gia đình 2 bên mai mối.

Những ngày đầu mới cưới, cuộc sống gia đình chị cũng vui vẻ, yêu thương. Nhưng khi những đứa con đầu tiên chào đời thì cũng là những ngày khó khăn, bất hạnh ập đến với chị.

“Mới cưới được mấy tháng nhưng ngày nào ông cũng uống rượu rồi gây sự. Được 4 tháng thì ông ấy gây chuyện với anh trai của tôi rồi đánh nhau.

Ngày đó, bố mẹ đã nói tôi về nhà ngoại ở vì sợ tôi sẽ khổ. Nhưng rồi thấy chồng ăn năn hối cải, nghĩ mọi chuyện tốt đẹp hơn nên tôi cũng ở lại.

Nhưng rồi tiếp đó là những ngày tháng khổ cực đối với tôi. Ông ấy không những không tu tỉnh làm ăn mà còn đi bồ bịch trai gái rồi lại về đuổi đánh, xem tôi như con ở”, chị Lâm sụt sùi nước mắt.

Sau nhiều năm chung sống nhưng quá khổ cực vì chồng không yêu thương lại còn đánh đập, chị Lâm nhiều lần đã nghĩ đến cái chết. Nhưng rồi vì thương 3 đứa con nhỏ, trong đó Hà lại tật nguyền nên chị Lâm đã không thể nhắm mắt buông xuôi.

Đầu năm 1997, sau một trận đòn, chị Lâm đã khăn gói bỏ về nhà ngoại. Khi cơn giận nguôi ngoai, chị Lâm quay về nhà thì bị chồng đuổi rồi bắt quỳ từ ngõ mới cho vào nhà. Không thể chịu đựng được nữa, chị Lâm đã quyết ra đi.


Suốt 18 năm qua, chị Lâm vẫn ôm tập đơn dày cộm đi tìm công lý cho mình ở những bản án ly hôn.

Suốt 18 năm qua, chị Lâm vẫn ôm tập đơn dày cộm đi tìm công lý cho mình ở những bản án ly hôn.

Sau 4 tháng sống ly thân, đến tháng 4/1997, chị đã làm đơn ra tòa để giải quyết ly hôn và phân chia tài sản. Nhưng rồi, suốt 18 năm qua, chị Lâm đã phải gõ cửa hết cơ quan này đến cơ quan khác để đòi công lý vì quyết định của tòa án chị cho là không công bằng.

Theo chị Lâm, khi ly hôn, tòa án nhân dân huyện Quỳ Hợp đã chia chị nuôi 2 đứa con gái đầu và út. Riêng người chồng nuôi và chăm sóc Hà.

Nói về phần chia tài sản, chị Lâm cầm trên tay tập dày những bản án ly hôn đã phai mờ theo năm tháng rồi sụt sùi nước mắt: “Trong tờ đơn ly hôn, tôi kê ra những tài sản là chung của vợ chồng tôi. Trong đó có 23ha rừng vợ chồng tôi nhận trồng của lâm trường năm 1995.

Sau này đơn vị họ đo được 17,9 ha rừng còn sống nhưng Tòa án huyện Quỳ Hợp chỉ chia cho tôi được 28 triệu công 4 năm chăm sóc. Không đồng tình, tôi kháng án.

Khi xử phúc thẩm thì Tòa án tỉnh nghệ An chia cho tôi được 400 triệu. Nhưng rồi tôi vẫn không được nhận vì chồng tôi lại kháng cáo đòi chia lại.


Bức thư gửi mẹ năm 2006 của Hà khi em đang chán nản, muốn tìm đến cái chết vì cuộc sống khổ cực lúc ở với bố.

Bức thư gửi mẹ năm 2006 của Hà khi em đang chán nản, muốn tìm đến cái chết vì cuộc sống khổ cực lúc ở với bố.

Giờ thì chồng tôi đã bán toàn bộ 17,9 ha rừng đó nhưng tôi vẫn chưa nhận được khoản tiền công bằng với mình nên tôi vẫn sẽ cầu cứu lên các cơ quan chức năng”, chị Lâm nói.

Ngoài việc đòi lại tài sản chung là mảnh rừng rộng hơn 17 ha, chị Lâm cho biết cũng kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết việc cấp dưỡng từ chồng của chị để nuôi Hà.

Bởi trước đây dù được bố nhận nuôi chăm sóc, nhưng vì bị bố và người mẹ kế phân biệt đối xử, Hà không thể chịu đựng được nên đã nhiều lần tìm đến cái chết. Biết chuyện, chị Lâm đã đến đón con về cùng sống chung.


Dù khó khăn đến mấy mẹ con tôi vẫn đòi công lý lại cho mình, chị Lâm nói.

"Dù khó khăn đến mấy mẹ con tôi vẫn đòi công lý lại cho mình", chị Lâm nói.

Từ năm 2007, em về sống cùng mẹ và chị với em gái. Mỗi tháng em được nhà nước trợ cấp tiền chế độ khuyết tật nhưng bố em nhận mà không đưa cho em.

Từ đó đến năm 2014, bố em đã nhận khoản tiền trợ cấp của em là 24.360.000 đồng nên em sẽ đòi lại số tiền đó. Giờ em chỉ mong công lý được trả lại cho em và mẹ”, Hà nói với quyết tâm sẽ cùng mẹ đi tìm công lý.

Chàng trai tật nguyền cắt ngón tay lấy máu viết đơn cho mẹ (Nguồn: page Nghệ An)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại