Dù đã 75 tuổi nhưng nhiều ngày nay, tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ trú tại số 139 Cầu Giấy (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn phải leo trèo qua đống gạch vữa lổn nhổn, dưới những trần bê tông đang được phá dỡ trơ sắt thép để có thể ra đường.
Cậu con trai ông đang học lớp 11 thì khỏe chân hơn nên có thể trèo qua bức tường cao 2 mét ngăn với ngõ bên cạnh để kịp giờ đi học.
TS Ngữ phải trèo qua đống gạch vữa lấp gần lưng cửa nhà để ra ngoài đường
trần bê tông trơ lõi thép luôn dọa sập trên đầu.
Theo lời ông Ngữ, ngôi nhà hiện tại của ông bà là mảnh đất công ty thương mại Từ Liêm (nay là Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy) bán thanh lý có diện tích gần 37m2 trong khuôn viên với giá 85 triệu đồng. Mảnh đất này nguyên là khu vệ sinh của Công ty.
Mảnh đất này sau đó đã được UBND Thành phố Hà Nội cho chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất kinh doanh sang đất nhà ở nên bà Loan đã xây nhà kiên cố và đến năm 2010 thì được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, ngôi nhà bà Loan không có lối đi riêng mà phải đi chung với Bách hóa Cầu Giấy.
Mọi giao dịch của bà Loan với bên ngoài đều phải với qua bức tường cao 2m.
Đến tháng 9.2011, Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy quyết định phá dỡ tòa nhà Bách hóa để làm dự án “tổ hợp siêu thị, văn phòng và nhà ở” thì ngõ đi của ông Ngữ bị công trình san lấp và yêu cầu gia đình ông bà Ngữ phải tìm lối đi khác không đi qua công ty để công ty tiến hành phá dỡ, giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng đúng kế hoạch.
Như vậy, chỉ có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì vấn đề của gia đình ông Ngữ mới được giải quyết.
Theo Afamily