Chuyên gia "phán" về tướng số tử tù Nguyễn Đức Nghĩa

Diện mạo của Nguyễn Đức Nghĩa là “hữu thanh vô trọc”, có nghĩa là khuôn mặt rất khả ái, nhưng càng nhìn cái “vô trọc” càng hiện ra những nét của kẻ sát nhân.

TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, Dịch vụ văn hoá & Khoa học, công nghệ đã có những phân tích dưới góc nhìn về nhân tướng học một cách rất riêng về tử tù Nguyễn Đức Nghĩa- sát thủ trong vụ chặt xác người yêu gây rúng động dư luận trong suốt  một thời gian dài.

Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, trong nhân tướng học, những kẻ sát nhân bao giờ cũng có những biểu hiện về mặt nhân diện, trong mắt có tia máu hung quang (tia máu đỏ) nhiều hoặc ít nằm ở bên trái hoặc phải của con mắt, hoặc có người nằm ở dưới tròng mắt, có người hiện rất rõ nhưng cũng có người khi người ta liếc mắt mới thấy rõ.

Chuyên gia phán về tướng số sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa - Ảnh 1
Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Điệp phân tích về ngày tháng năm sinh của Nguyễn Đức Nghĩa.

Trong giờ phút hành động ra tay giết người, hung quang bao giờ cũng nổi lên rất rõ, biểu hiện rất tàn bạo, trước hết thể hiện ở đôi mắt.

Đặc biệt khi đối tượng bị giết, trong mấy chục tiếng đồng hồ mắt không nhắm lại. Những người điều tra hình sự nếu có điều kiện có thể chụp ảnh trong mắt toàn bộ hình ảnh hung thủ dư lại trong mắt, võng mạc của người bị giết để tìm ra hung thủ. Đây là một chi tiết cực kỳ thú vị và rất thuật lợi trong phá án hình sự. Nhiều vụ ngoài những dấu vết về vân tay, hiện vật, còn căn cứ vào đôi mắt.

Theo quan sát, Nghĩa đeo một cặp kính dày, diện mạo của Nguyễn Đức Nghĩa là “hữu thanh vô trọc”, có nghĩa là khuôn mặt rất khả ái, nhưng càng nhìn cái “vô trọc” càng hiện ra những nét của kẻ sát nhân.

Biểu hiện ở cặp lông mày của Nghĩa là cặp lông mày rất dày, tràn xuống bờ bi. Đây là lông mày thường ám chỉ nghề đao phủ.

Chuyên gia phán về tướng số sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa - Ảnh 2

 Nguyễn Đức Nghĩa

Bằng nhìn nhận chuyên môn, qua diện mạo có thể thấy Nghĩa được nuông chiều từ bé, tính rất hung bạo, ham muốn cao, dục vọng lớn. Đặc biệt con mắt chứa nhiều hung quang, mặc dù không biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài.

Vầng trán của Nghĩa là là “tam đình ngũ nhạc”, thể hiện rằng khi làm một cái gì đó là truy cùng giết tận.

Nguyễn Đức Nghĩa sinh vào năm 1984, đó là năm Giáp Tý, hành kim, thuộc Tây Mạn.

Theo phân tích của TS Điệp, cả Linh (nạn nhân) và Nghĩa cùng sinh năm 1984, cùng mệnh Kim, cùng năm Giáp Tý. Đây là hai mệnh phá nhau, không hợp nhau. Trường hợp này là lưỡng kim, kim khuyết.

Năm giết người ấy (xảy ra án mạng) đúng là năm xung đoản, 2010, năm Canh Dần. Đây là năm Tùng Bách Mộc, hành Mộc. Đây là năm xung tháng hạn của Nghĩa, đưa đến nghiệp chướng  giết người.

Dựa vào hồ sơ và nội dung vụ án có thể thấy, Nguyễn Đức Nghĩa gây án vào 22h30 ngày 4/5/2010. Ngày 4/5 Dương Lịch thuộc tháng 3 Âm Lịch (tức ngày 21/3 theo lịch âm). Giờ Nghĩa ra tay giết hại người yêu thuộc vào giờ Hợi, tháng Canh Thìn. Canh Thìn hành kim, lưỡng kim, có nghĩa là 2 lần kim, thuộc vào tam hợp  biên tam tai.

Ngày Nghĩa  bị bắt là ngày Mậu Thìn (18/5), tháng Tân Tỵ, theo âm lịch là 5/4, đây là tháng lưỡng kim, hoàn toàn xung khắc với Nghĩa.

Ngày 22/7 là ngày Giáp Ngọ, đúng là ngày tử của mệnh Tý. Nghĩa bị thi hành và và chết vào lúc 5-7 giờ thuộc giờ Dậu. Năm Giáp Ngọ, tháng Mùi trung hợp tháng tiêu vong của Nghĩa.

Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, ngày sinh tháng đẻ, năm sinh, liên quan mật thiết với quy luật đời người cũng như sự phát triển nhân cách, phẩm giá trí tuệ con người. Về con người Nguyễn Đức Nghĩa có một căn số mang cả di chuyền, nghiệp chướng của dòng họ, tổ tiên.

Trường hợp của Nghĩa là có một tồn tại trong dòng họ và di chuyền, hiểu theo nghĩa tâm linh là Nghĩa hứng đủ gien đó, đồng thời kết hợp với nạn nhân Linh (người yêu bị giết hại – PV), cung số của Linh cũng sinh năm Giáp Tý. Hai Giáp Tý gặp nhau, hai kim gặp nhau là tiêu vong. Hai tuổi này hay có cái phá nhau. Nếu yêu nhau dẫn tới định mệnh cuối cùng là giết nhau.

"Nghĩa giết chết chính người yêu mình đã từng ăn nằm với nhau. Nghĩa khai lý do giết hại người yêu là do ghen tuông. Tôi thấy trong lời khai của Nghĩa có cả lý do, cả nguỵ biện. Vì nếu khi tôi ghen tức chỉ đâm một nhát, nhưng đằng sau cơn ghen là động tác chặt ra từng khúc một, cho vào túi đó là thú tính. Không thể bào chữa lý do chỉ là ghen. Động thái căt đầu, cắt chân, cắt tay, là hành vi tội ác vô nhân tính không thể chối cãi được", TS Điệp nhận xét.

Cho rằng con người của Nghĩa tích tụ cả âm tính và nghiệp chướng, dẫn đến hành vi phạm tội và giết người, TS Điệp khẳng định đó là một nhân quả báo ứng chứ không phải mang tính thần bí.

>> Xem thêm clip: Tử hình Nguyễn Đức Nghĩa (Nguồn: Vietnamnet)

 

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại