Chuyên gia lý giải nguyên nhân đàn chó Tây “phản chủ”

Tất Định |

Theo các chuyên gia huấn luyện chó, nguyên nhân 4 con chó Tây hung hãn cắn chủ là do chủ nhân thiếu kiến thức khi nuôi chó dữ.

Mới đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh 4 con chó Tây hung hãn cắn một người đàn ông và một người phụ nữ đi tập thể dục khiến người xem khiếp sợ.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h ngày 12/3 ở khu vực phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.

Được biết, người đàn ông bị chó căn tên là Duy, sống ở phường Phúc Xá. Đàn chó tấn công anh Duy gồm 2 con thuộc giống Dobermen và 2 con thuộc giống Rottweiler.

Một số người dân cho biết, đàn chó này không phải do anh Duy nuôi từ bé mà mua qua tay một người chủ khác. Lúc anh Duy bị cắn, gia đình phải gọi cho chủ cũ của 4 con chó đến mới "thuần" được chúng.

Trước khi tấn công chủ, đàn chó đã tấn công một phụ nữ đứng tuổi gây thương tích ở bắp chân của bà.

Ngay khi video được chia sẻ, nhiều người đã tỏ ra lo lắng trước việc nuôi những giống chó dữ gây nguy hiểm cho mọi người và cho chính chủ nhân.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ PSD (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội), nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc trên, lỗi chủ yếu do chính chủ nhân, không phải do đàn chó dữ.

"Chó là loài rất thân thiện, gần gũi với con người. Hai giống chó Dobermen và Rottweiler có đặc tính thông minh, hung dữ, nếu được huấn luyện tốt chúng sẽ trở thành chó nghiệp vụ giỏi, bảo vệ hiệu quả cho chủ nhân và gia đình.

Trường hợp trên, không thể đổ lỗi cho chó, mà lỗi hoàn toàn do chủ nhân. Chủ của những chú chó đã không tuân thủ quy định, dắt chó ra đường không được đeo rọ mõm, có nhiều tác động kích thích khiến chó khó kiểm soát.

Thêm vào đó, chủ nhân của chó thiếu kiến thức nuôi chó và xử lý tình huống bất ngờ", ông Hà nói.


Theo chuyên gia huấn luyện chó, các loại giống chó dữ như Dobermen và Rottweiler phải được huấn luyện nghiêm khắc và không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình.

Theo chuyên gia huấn luyện chó, các loại giống chó dữ như Dobermen và Rottweiler phải được huấn luyện nghiêm khắc và không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình.

Chuyên gia huấn luyện chó phân tích, về nghiệp vụ, qua đoạn video có thể thấy, con chó tấn công đầu tiên là con Rottweiler, dẫn đến các con khác tấn công theo kiểu bầy đàn. Con chó Rottweiler không coi người dắt là chủ nhân.

"Trường hợp chó tấn công chủ cực kỳ ít xảy ra. Có thể người này không phải chủ nhân đầu tiên của nó hoặc nuôi chó đã lớn. Khi ấy, con chó khó tuân theo mệnh lệnh, không trung thành tuyệt đối với chủ nhân.

Đặc biệt, người chủ đã sai lầm khi nuôi quá nhiều chó dữ. Với những giống chó như thế chỉ nên nuôi 1 đến 2 con.

Với tình huống bị chó tấn công, người chủ phải bình tĩnh ghì dây cương hoặc dùng áo đưa ra phía trước để chó ngoạn vào đó rồi kêu to nhờ trợ giúp ", ông Hà nói.

Nhiều năm kinh nghiệm, được tào tạo về huấn luyện chó nghiệp vụ ở Mỹ nhưng ông Hà cho hay bản thân ông cũng từng bị tấn công khi cản hai con chó do chính mình nuôi cắn nhau.

Chuyên gia huấn luyện chó này chia sẻ: "Trước khi quyết định nuôi một con chó, nhất là chó dữ, mọi người nên tìm hiểu kiến thức, cách chăm sóc, huấn luyện.

Yêu thương chúng như người thân nhưng phải luôn nghiêm khắc, cẩn trọng để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Mỗi con chó có một tính cách riêng, con nào có bản tính quá hung dữ, được dạy bảo cẩn thận mà gặp chủ vẫn nhăn mũi doạ, gặp ai cũng muốn căn thì nên loại bỏ ngay".

Ông Hạ Đạ Hảo (huấn luyện viên của Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ PDS, Gia Lâm, Hà Nội) - người trực tiếp huấn luyện hàng ngàn con chó nghiệp vụ cho rằng chủ nhân của đàn chó nói trên thiếu kiến thức nuôi chó và kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ.

Theo ông Hảo, để hạn chế rủi ro khi gặp trường hợp bị chó dữ tấn công, mọi người phải bình tĩnh, dùng que, gậy khua liên tục về phía trước, lấy gạch đá ném xua đuổi.

Nếu xung quanh không có vật gì thì cởi áo khoác đưa ra phía trước để chó cắn vào đó, không chạy được thì nên đứng im như khúc gỗ, hét to để mọi người đến trợ giúp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại