Rác tràn ngập quốc lộ 32, đầu độc môi trường và gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Ảnh: Đ.D.H
Không ít lần, những hộ gia đình mưu sinh bằng nghề "giặt rác" bị các cấp chính quyền khiển trách, xử lý.Bởi vậy với người “giặt
rác”, thì ai kiểm tra, ai chụp ảnh hay hỏi han cái gì cũng đều dễ dàng
đẩy họ vào nguy cơ mất nghề, mất miếng cơm manh áo.
Cảnh “giặt rác” nylon ở Phụng Thượng.
Nghe nói, trước kia các “ông bà chủ” ở Hưng Yên có đẩy nghề “giặt rác” sang Bắc Ninh khiến các dòng sông và con kênh xứ Bắc bị nhuộm đen.
Sau đó, người Kinh Bắc sớm
nhận ra sự khốc hại của cái nghề tàn sát sức khỏe và môi trường kiểu
“đổi sự sống lấy miếng ăn” này.
Không “miền quê” nào chịu trở thành công xưởng nhặt và “giặt rác” cho đám con buôn. Thế rồi vòng vèo thế nào đó, nghề “giặt rác” thịnh phát ở Phụng Thượng.
Ruộng đất ít, mùa màng
thất thu, không có nghề phụ, bà con đổ đi nhặt rác về giặt là không có
gì khó hiểu.
Theo Đỗ Doãn Hoàng
Lao động