Khi sử dụng kính thiên văn Gemini North ở quần đảo Hawaii, Mỹ để quan sát di chuyển của các ngôi sao trong các thiên hà gần trái đất, các nhà khoa học phát hiện siêu hố đen có kích thước gấp 10 tỷ lần mặt trời. Các lỗ đen là những vật thể có trường hấp dẫn lớn tới mức không có một thứ gì, kể cả ánh sáng, có thể thoát khỏi sức hút của nó. Ảnh:Gemini.
Hình ảnh mặt trăng chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS) không tròn trịa như bình thường do ánh sáng bị khúc xạ bởi các tầng khí quyển của trái đất. Ảnh:NASA.
Tàu thăm dò MESSENGER của NASA ghi lại hình ảnh miệng hố lớn trên bề mặt sao Thủy. Ảnh:NASA.
Qua kính hiển vi, các khoáng chất của thiên thạch trông giống như những mảnh giấy vụn nhiều màu sắc. Vật chất quan sát được lấy từ thiên thạch HED (HED Meteorite) – thiên thạch có nguồn gốc từ lớp vỏ của tiểu hành tinh Vesta. Ảnh:NASA.
Tàu thăm dò SOHO của NASA đã ghi lại khoảnh khắc một lượng lớn plasma phun ra từ mặt trời. Khi đám khí lao vào bầu khí quyển trái đất, nó gây ra hiện tượng cực quang kỳ ảo. Hiện tượng này được tạo ra bởi các hạt tích điện trong plasma tương tác với từ trường của trái đất và bị hút về điểm cực. Tại đó chúng va chạm với nguyên tử nitơ và oxy trong bầu khí quyển, tạo nên những dải ánh sáng nhiều màu sắc lập lòe, mờ ảo. Ảnh:ESA.
Theo Trang Nguyên
VNE