Các bạn nhỏ có thể tham gia tìm hiểu ý nghĩa của Tết Trung thu bằng các hình thức chơi mà học, như: nghe kể chuyện về tết Trung thu; vẽ tranh hoặc tô màu về chủ đề Trung thu; ghép hình để tạo nên các nhân vật trong sự tích Trung thu; xem múa rối nước, làm cốm và bánh dẻo…
Lãnh đạo bảo tàng cho biết, chương trình sẽ có sự tham gia, hỗ trợ của hơn 200 tình nguyện viên đến từ những trường đại học, trung học trên địa bàn Hà Nội. Các tình nguyện viên được tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách chơi trò chơi, cách làm đồ chơi, làm bánh trung thu…
Bảo tàng dân tộc mong muốn qua những hình thức này sẽ góp phần gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Chùm ảnh trong ngày đầu tiên tại lễ hội:
Mới đầu giờ chiều, dù trời nắng nhưng cũng có nhiều người xếp hàng mua vé vào cửa
Sân khấu chính là nơi có các chương trình giao lưu cùng những đoàn nghệ thuật dân gian khắp cả nước
Bé gái gõ chiếc trống với đầy vẻ tò mò, hào hứng
Những chú các được làm thủ công bằng giấy tuy không tinh xảo nhưng rất gần gũi, đáng yêu
Các du khách nước ngoài chăm chú với những tạo hình kỳ diệu của hoa quả
Bố và con cùng vẽ tranh nào!
Các bạn tình nguyện viên nhiệt tình hướng dẫn các em thiếu nhi vẽ mặt nạ
Nào cùng nhau chơi chuyền
Các bạn học sinh, sinh viên tìm lại tuổi thơ với trò ô ăn quan và rải ranh
Người bạn nước ngoài chăm chú với trò Đi gòong
Trò chơi bài chòi được mang từ miền Trung ra khiến các khán giả thích thú
Nhiều bạn thanh niên hào hứng
Bé gái cầm tấm bài trên tay chờ gọi đến tên
Du khách nước ngoài chăm chú tìm hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam
Du khách còn có thể tìm hiểu về các bước để có được những hạt cốm thơm ngon
Được tự tay làm đồ chơi khiến trẻ em rất hào hứng
Những trẻ em khuyết tật say sưa làm sản phẩm
Cả du khách nước ngoài cũng hào hứng với trò chơi chuyền của Việt Nam
Tíu tít đuổi theo đoàn múa lân
Bé gái mải mê với chiếc đèn cù
Trò chơi Đi cà kheo có vẻ khá khó khăn với những em bé
Các mẹ rất muốn mua cho con 1 ông tiến sĩ giấy để mong con cái học thành đat
Cùng tập đi cầu khỉ