Ngày giáp tết, chợ quê bao giờ cũng đông và tất bật hơn ngày thường. Mọi người đều cố gắng mua, bán thật nhanh rồi về để tranh thủ làm thêm, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết...
Hàng hóa bày bán ở phiên chợ quê ngày giáp Tết chủ yếu là những sản vật do chính người dân làm ra.
Hàng bày bán gà. Đây là gà quê do người dân tự nuôi được đem ra chợ bán. Những khái niệm "gà bẩn", "gà nhập lậu" với người dân nơi đây tỏ ra khá xa lạ.
Hàng cá tấp nập người mua.
Những nhà nào không "đụng lợn" thì giờ mới đi mua thịt để chuẩn bị cho Tết.
Rau củ quả cũng được hái từ vườn nhà để đem ra chợ bán.
Cười rất tươi khi cùng mẹ đi chợ Tết.
Lá dong để gói bánh chưng là thứ hàng hóa không thể thiếu trong phiên chợ quê những ngày giáp Tết.
Chợ Tết bày bán cả lá trầu không dành cho người già.
Và bán cả quả bồ kết để gội đầu. Ở nhiều vùng nông thôn, các bà các chị vẫn giữ thói quen gội đầu bằng bồ kết.
Hàng bày bán dao...
và cả cuốc, xẻng... những công cụ lao động không thể thiếu của người nông dân ở các vùng quê cũng được bày bán trong phiên chợ.
Hàng tạp hóa bày bán những thứ thiết yếu nhất cho người dân.
Ngày tết, hàng tạp hóa đông khách hơn vì ai cũng có nhu cầu mua sắm Tết, thường chỉ là gói mì chính, chai nước mắm, túi bột nêm,...
Một cụ già bày bán cau bên chợ.
Trong phiên chợ quê ngày Tết còn có thể tìm thấy những hàng bày bán củi để ai có nhu cầu thì mua về để nấu bánh chưng.
Chợ quê ngày Tết luôn được trẻ em đón chờ háo hức vì đây cũng là dịp được bà, mẹ cho đi chợ và sắm cho những bộ quần áo mới.
Hai em nhỏ bán hàng thay mẹ.
Bên góc chợ là cửa hàng bán bánh xèo và bánh rán.
Quà của chợ quê không thể không nhắc đến món bánh xèo do các bà, các chị ở quê tự tay làm.
Người tráng bánh phải thật nhanh tay và khi cuộn phải thật khéo thì bánh mới dai và ngon.
Chợ quê ngày Tết còn là nơi người dân gặp gỡ, trò chuyện.