Dưới đây là các ý kiến của tiến sĩ Khuất Việt Hùng - Tiến sĩ tại ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức) năm 2006. Hiện ông là Trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Giám đốc Trung tâm hợp tác và giáo dục quốc tế (ĐH Giao thông Vận tải) về lệnh hạn chế xe máy tại các thành phố lớn.
Theo ông Hùng, chủ trương kiểm soát hạn chế phương tiện giao thông để tránh gây ùn tắc là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên khihạn chế môtô, xe máy thì phải có phương thức giao thông vận tải nào đấy thay thế một cách phù hợp.
Đầu tiên phải hạn chế sử dụng các loại ô tô con chứ không phải là môtô, xe máy vì xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc, tai nạn ở Hà Nội và TP HCM. Tính theo số tử vong theo đầu phương tiện thì xe máy lại không nhiều bằng ôtô.
Trong vòng gần 10 năm (2001-2009), nếu tính theo số người tử vong trên 10.000 phương tiện gây ra tai nạn giao thông ở Hà Nội thì số tử vong trên 10.000 ôtô gây tai nạn cao hơn 5 lần so với số tử vong trên 10.000 xe máy.
Phương tiện đang lấn chiếm đường nhiều nhất là ôtô con. Theo tính toán,ở Hà Nội ôtô con chỉ chiếm 10% phương tiện (400.000 ôtô con và 4 triệu xe máy), nhưng đang chiếm 55% diện tích đường và 65% diện tích đỗ.
Nếu cấm môtô, xe máy vì môi trường thì cần thay thế bằng các phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ chứ không thể buông lỏng cho ô tô.
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ sáng 22/9 đến sáng 26/9.
Hiện tại cũng chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định xe máy là nguyên nhân chính gây là ùn tắc giao thông.Ở nước ta nếu không có xe máy thì không hình dung ra được nền kinh tế, xã hội Việt Nam có thể phát triển hay không? Theo dự báo, trong 15-20 năm nữa, xe máy vẫn là phương tiện cơ giới cá nhân chủ yếu của chúng ta.
Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc bởi đây chính là nguyên nhân khiến ôtô cá nhân phát triển. Và khi nước này phải cấm ôtô thì xe máy điện quay trở lại.