Chủ cây xăng muốn khách hàng phải tắt hẳn di động

daquynh |

Nhiều người cho rằng hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng bị xử phạt nặng khó thực hiện.

Từ ngày 5/8 tới đây, nghị định 52/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy chính thức được áp dụng. Đáng chú ý, theo nghị định mới này hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng có mức xử phạt lên đến 2-5 triệu đồng, trước đây chỉ phạt từ 200.000 - 500.000 đồng. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều người cho rằng, rất khó để xử phạt người vi phạm quy định.

chu-cay-xang-muon-khach-hang-phai-tat-han-di-dong

Hiện tượng khách hàng sử dụng điện thoại tại cây xăng vẫn thường xuyên xảy ra, dù có chế tài xử lý nhưng rất khó phạt

Chủ một cửa hàng xăng dầu trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, người dân còn kém ý thức trong việc thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy. Cây xăng của anh có 3 biển cấm là cấm lửa, cấm hút thuốc và cấm sử dụng điện thoại. Tất cả đều để rõ ràng, ngay phía trước cho dễ quan sát. Nhưng nhiều người vẫn phớt lờ quy định, có điện thoại là nghe ngay lập tức, được nhắc nhở mới chạy xe ra ngoài nghe và còn tỏ thái độ khó chịu.

Tại đại lý xăng của Công ty Sản xuất Dịch vụ Tân Bình Tanimex (18 KCN Tân Bình, đường Tây Thạnh, quận Tân Phú), chị Trần Thanh Tâm, nhân viên bán xăng ở đây cho biết việc nghe và gọi điện thoại tại cây xăng diễn ra thường xuyên. Nhất là khi trời mưa, nhiều người vào trú mưa và vô tư gọi điện dù bên cạnh có để bảng không sử dụng điện thoại. “Chúng tôi vẫn nhắc nhở nhưng đâu có quyền xử phạt”, chị chia sẻ.

Chủ một cây xăng trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình cho hay, mức phạt cao như vậy sẽ đủ sức răn đe đối với người dân. Nhưng theo anh, quy định này cũng khó thực hiện vì cây xăng thì nhiều, lực lượng đâu để theo dõi mà xử phạt.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Lương, giám đốc một đại lý xăng dầu trên đường Phan Văn Hớn, quận 12 cũng cho rằng: “Quy định vậy thôi, làm sao mà xử phạt, cơ quan quản lý làm sao mà túc trực cả ngày tại cây xăng, nhân viên bán xăng chỉ có thể nhắc nhở thôi”. Ông cho hay, quy định này có lâu rồi, nghị định mới chỉ tăng mức xử phạt thôi nhưng lâu nay cũng chưa có cơ quan quản lý nào đến kiểm tra quy định này.

Ngoài ra, theo ông Lương quy định này cũng có điều chưa rõ là “như thế nào là sử dụng?”. Trường hợp người dân để máy trong túi mà vẫn hoạt động, rồi có tin nhắn thì điện thoại vẫn hoạt động. Do đó, theo ông không sử dụng phải là tắt máy trước khi vào đổ xăng, vậy mới ngắt được sóng điện thoại!

Theo Infonet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại