Điều này dẫn đến việc khó thu hút đầu tư hoặc chậm thu hồi vốn. Chi phí cao cũng là nguyên nhân góp phần tạo thêm gánh nặng nợ nần cho nhà nước.
Đường cao tốc có kinh phí khủng vẫn sụt lún như thường.
Vì đâu mà chi phí làm đường cao tốc tại Việt Nam lại cao như vậy đang là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra hiện nay.
Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia kinh tế về nguyên nhân của hiện tượng đáng buồn này:
- Theo
chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: "Hiện tượng bôi trơn, rút ruột công
trình diễn ra khá phổ biến. Tất cả chúng ra đều biết, muốn trúng thầu,
nhà thầu phải "lót tay" cho các nhà đầu tư. Và "độ dày" của phong bì
không dưới 10% giá trị dự án".
- TS
Nguyễn Minh Phong, trưởng phòng kinh tế, Viện kinh tế phát triển Hà Nội
nhận định: Vì quy trình xây dựng của
chúng ra quá loằng ngoằng, rắc rối. Mỗi công đoạn lại nảy sinh quá nhiều
vấn đề, dễ tạo điều kiện để tham nhũng, rút ruột công trình.
- Ông
Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam cho biết: "Các
tuyến đường cao tốc khi xây dựng vẫn còn tồn tại những thiết kế chưa sát
với thực tế Việt Nam. Ngoài ra, chi phí bị đội lên cao là do tiến độ
xây dựng kéo dài".