Trong sương sớm miền biên ải, chợ chim Cán Cấu nổi bật trên gò đất cạnh chợ trâu Cán Cấu.
Những lồng chim được phủ vải đủ màu sắc được treo lên những cành cây quanh gò đất. Trai tráng H' Mông, Dao, Giáy, Kinh... cùng ngắm họa mi, bình luận, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, huấn luyện...
Cư Seo Chùa nhà ở xã Thào Chu Phìn (Si Ma Cai) mắt không rời chim họa mi vừa mua được nói, hầu như phiên chợ chim Cán Cấu nào cũng có mặt, nếu không mua, bán thì cũng đến để giao lưu, ngắm, nghe họa mi hót.
Seo Chùa cũng cho biết giá cả một con họa mi tùy theo giọng hót dao động từ 100 đến hơn 1 triệu đồng.
Chợ chim Cán Cấu nằm trên gò đất cạnh khu chợ mua bán trâu.
Từ sáng sớm, trai tráng các bản lục tục kéo đến khu chợ mang theo những lồng chim phủ vải đủ sắc màu.
Chợ tập trung trai tráng người H' Mông, người Giáy, người Dao và cả người Kinh.
Mỗi người chọn một thân cây, cành cây treo lồng chim của mình.
Chợ chim Cán Cấu chủ yếu chỉ có chim họa mi, rất hiếm loại chim khác.
Chủ nhân tìm cách khoe chim bằng nhiều cách trong đó giọng hót được mọi người quan tâm nhất.
Người mua thoải mái ngắm họa mi qua lồng.
Lắng nghe tiếng hót của "nghệ sĩ rừng xanh".
Nhiều kinh nghiệm chăm sóc, huấn luyện chim hót được trao đổi, học hỏi qua những phiên chợ này.
Cư Seo Chùa, một thanh niên người H' Mông ở xã Thào Chu Phìn bật mí, rất nhiều họa mi bán ở chợ là của người Trung Quốc nuôi theo kiểu công nghiệp.
Phải rất có kinh nghiệm mới có thể phân biệt được họa mi rừng với họa mi nuôi kiểu công nghiệp đến từ bên kia biên giới.
Đặt lồng chim mái cạnh lồng chim đực để "dìu chim".
"Dìu chim" là cách nói của người chơi họa mi khi dùng chim mái kích thích chim đực hót.
Với người chơi họa mi, không chỉ vẻ đẹp bên ngoài mà tiếng hót rất quan trọng để đánh giá chim.