Liệu cầu vượt nhẹ có trở thành “mốt”, thành hiệu ứng? Hậu quả của việc áp dụng đồng loạt là gì? Trước băn khoăn này, TS Hồ Tuấn Sỹ, một chuyên gia cầu đường, đã gửi đưa ra những phân tích cho vấn đề trên.
Nguy cơ phá vỡ kiến trúc thành phố
Thực tế đã và đang được áp dụng là hàng loạt cầu vượt dành cho người đi bộ là bản sao của các cây cầu vượt bộ hành của TP.Thẩm Quyến, Quảng Châu (Trung Quốc). Cầu vượt được bố trí tại các vị trí có đông người như trước cổng trường ĐH hayBV.
Tuy nhiên, nếu qui hoạch TP.Hà nội chỉ rõ sau năm 2012 sẽ di dời các trường ĐH, BV khỏi nội đô, thì lúc đó các cây cầu vượt này có còn phù hợp?
Cầu vượt Thái Hà – Chùa Bộc.
Tương tự, qui hoạch giao thông Hà Nội hiện tại đáp ứng cho bao nhiêu dân số? Sau 5 - 10 năm nữa, khi cơ cấu, qui hoạch giao thông được định hình lại, thì các cây cầu vượt nhẹ có phải tháo dỡ?
Và nếu có cả chục cây cầu vượt giống nhau, được bố trí khắp TP, đường phố Hà Nội sẽ giống như một ma trận cầu vượt nhẹ, đó sẽ là nguyên nhân phá vỡ cảnh quan, kiên trúc chung của thành phố.
Chỉ là giải pháp tình thế
Mặt khác, theo nguyên tắc, khi đặt một cây cầu vượt tại một ngã tư, thì sẽ giảm được ùn tắc tại điểm đó nhưng lại gây áp lực lên một điểm khác. Vì vậy bài toán chống UTGT xét về mặt tổng thể đã không giải quyết được.
Vì thế, cầu vượt nhẹ chỉ là giải pháp tình thế, không phải là “cây đũa thần” trong việc điều trị nạn UTGT một cách tổng thể.
Theo Đất Việt