Cậu tân sinh viên với đôi tay bị "hủy diệt" bởi điện cao thế

daquynh |

Mặc dù đã mất cả hai cánh Tay, nhưng Lý Láo Lở có thể tự làm được tất cả mọi việc.

Một dòng điện cao thế quái ác đã vĩnh viễn cướp đi đôi bàn tay của Lí Láo Lở khi cậu đang là học sinh lớp 8. Tưởng chừng như cuộc sống đã vốn khép hờ, thì nay đóng chặt lại trước mắt cậu bạn mồ côi.
Nhưng bằng nghị lực phi thường, ý chí sắt đá cùng sự giúp đỡ của bạn bè, giờ đây Lở đã là tân sinh viên năm nhất của trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ( ĐHQGHN).
Cậu bé mồ côi và tai nạn bất ngờ
Là người dân tộc Dao sinh ra lại thôn Pạc Tà, xã A Mú Xung,  một xã nghèo và đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.  Khi Lí Láo Lở mới 5 tuổi  thì cậu đã không còn mẹ, người cha đi bước nữa Lở trở thành con riêng của cha với hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn.
Khi đến tuổi đi học, phải cố gắng  lắm cậu mới được bố cho cắp sách đến trường như bao chúng bạn trong thôn khi trường cách nhà tới 5km đường rừng.
Dù khó khăn như vậy nhưng Lí Láo Lở luôn là cậu học trò chăm chỉ nhận được rất nhiều sự yêu mến của thầy cô và bạn bè đồng trang lứa.
cau-tan-sinh-vien-voi-doi-tay-bi-huy-diet-boi-dien-cao-the
Tai nạn ập đến bất ngờ đã vĩnh viễn cướp đi đôi tay của Lý Láo Lở.
Tai nạn bất ngờ ập đến khi cậu đang là học sinh lớp 8 của trường trung học nội trú Bát Xát (Lào Cai). Trong một buổi chiều đi lao động cùng các bạn trong lớp, Lở vác ống nước bằng kẽm đi qua sân trường, bị dòng điện cao thế phóng trúng.
Dù đã được gia đình cùng nhà trường đưa đi chữa trị ở nhiều nơi, nhưng tai nạn ấy đã cướp đi vĩnh viễn phần lớn đôi bàn tay của cậu học trò nghèo.
Sau tại nạn đó, Lở phải nghỉ học ở nhà điều trị một thời gian dài. Một năm sau vết thương mới lành nhưng cánh tay của cậu đã không còn nguyên vẹn và hoạt động được như trước đây nữa.
Gian nan tập viết
“Việc đầu tiên mà em phải tập là làm các công việc nhà từ nấu cơm, rửa bát, cho lợn ăn em đều dần tự làm được hết” Lở chia sẻ.
Từ việc đã làm thuần thục các công việc nhà, những lúc rảnh rỗi Lở đã tự tìm cho mình những cuốn sách cũ để đọc, tích lũy lại kiến thức sau một thời gian dài.
Ban đầu, Lở lấy khăn quàng đỏ buộc bút với phần còn lại của cánh tay để viết, nhưng không thành. Việc viết trở lại vô cùng khó khăn và đem lại nỗi đau đớn cho Lở.
“ Em biết nếu muốn đi học lại thì em phải biết viết, vì vậy em bỏ nhiều tháng nhọc công rèn luyện việc viết bằng 2 khủy tay ” Lở nói.
Nhưng bằng sự cố gắng của bản thân mình sau 4 tháng tập viết Lở  đã viết được những con chữ thẳng tắp, ngay ngắn trên những trang giấy trắng từ chính đôi tay tật nguyền của mình.
Và cuối cùng sau 2 năm rời xa ghế nhà trường, vượt qua bao mặc cảm tự ti. Lở đã đi học lại trong sự ngỡ ngàng và khâm phục của thầy cô và bạn bè.
Trong nhiều năm liền ở mái trường phổ thông Lở luôn là học sinh học sinh khá giỏi của trường  THCS và THPT nội chú Bát Xát (Lào Cai).
Lo nhiều hơn mừng
Sự cố gắng, chăm chỉ cùng với sự giúp đỡ của bạn bè cùng thầy cô giáo đã thắp lên hi vọng cho cậu học sinh tật nguyền.
Và hi vọng được thắp sáng khi Lở được tuyển thẳng vào trường khoa Khoa Học Quản Lí Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn với sự giúp đỡ của Sở Giáo Dục Lào Cai.
Lở mừng lắm nhưng còn đó nỗi lo canh cánh trong lòng. Ngay từ năm cấp 3 Lở đã phải tự mình kiếm tiến để nuôi mình ăn học.
cau-tan-sinh-vien-voi-doi-tay-bi-huy-diet-boi-dien-cao-the
Lở hi vọng sẽ nhanh chóng kiếm được công việc làm thêm để trang trải cho việc ăn học và cuộc sống ở Hà Nội.
Lở làm mọi việc người ta thuê để kiếm ra tiền, từ bốc vác đến những việc vặt. Đặc biệt bạn luôn cố gắng trong học tập để nhận được học bổng của trường cùng các tổ chức.
Xuống Hà Nội, không người thân, chưa có bạn bè bên cạnh. Cậu tân sinh viên cũng có đôi chút tự ti khi hòa nhập vào một mới trường mới.
“Ở trên Lào Cai khi em ở trường dân tộc nội trú của tỉnh, chi phí trên đó ít lắm vì thế em có thể tự lo cho mình  được. Bây giờ xuống đây em cũng chưa biết phải tính sao với cuộc sống đắt đỏ ở Hà Nội này” Lở nói.
Ngay sau khi nhập trường Lở cũng đã nhờ một số bạn bè mới quen tìm giúp công việc làm thêm phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Lở hi vọng sẽ nhanh chóng kiếm được công việc làm thêm để tự trang trải tiền ăn học của mình trong thời gian tới.
Khi được hỏi tại sao lại chọn ngành Khoa Học Quản Lí, chàng sinh viên chia sẻ: “ Ở  quê em còn nhiều người nghèo lắm, những hoàn cảnh như em là rất nhiều. Em hi vọng mình có thể mang nhưng kiếm thức sẽ được học để đem về giúp đỡ quê hương và giúp đỡ nhưng người khuyết tật như em”.
Bạn cũng chia sẻ  đoàn trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã tạo điều kiện cho bạn được chuyển từ phong trọ bên ngoài vào kí túc xá của trường, cũng như sắp tới bạn sẽ được nhận học bổng khuyến học của trường.
Câu chuyện của tôi với Lở vẫn đang tiếp tục thì bạn xin phép nghe điện thoại, nhìn cách bạn ấy lấy điện thoại từ trong túi quần ra và nghe máy bằng hai cẳng tay tôi thực sự khâm phục. Hi vọng Lở sẽ thành công trên con đường mình đã chọn và sẽ giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác – những người không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại