Vì vậy, càng cận Tết hàng chục ngàn công nhân ở các nhà máy chế biến lạp xưởng ở miền Tây càng tất bật. Xuân về mời bạn đến thăm một cơ sở như vậy.
Thịt heo sau khi đưa vào nhà máy sản xuất lạp xưởng được rửa sạch, để ráo nước rồi chuyển sang bóc tách sạch da, gân.
Mỡ heo sau khi rửa sạch cũng được kiểm tra, bóc tách da bằng phương pháp thủ công.
Sau đó mỡ heo được đưa vào máy xay nhuyễn.
Thịt heo cũng được xay nhuyễn.
Sau khi các thịt xay nhuyễn được đưa vào máy trộn với mỡ và hương liệu cần thiết, nhân lạp xưởng được nén chạy ra chiếc vòi inox rồi “chui” vào ruột heo khô.
Những cọng lạp xưởng tươi được công nhân phân đoạn với chiều dài mỗi đoạn khoảng 20cm.
Sau khi phân đoạn, lạp xưởng tươi được cột dây treo lên đưa vào lò sấy.
Hàng ngày công nhân phải tắt điện kiểm tra lạp xưởng trong lò sấy đồng thời dời lạp xưởng của ngày hôm trước lên tầng trên. Sau 5 ngày từng xâu lạp xưởng được đưa ra khỏi lò sấy.
Lạp xưởng đã sấy khô, sau đó được cắt rời ra từng đoạn riêng biệt. Dây cũng được tháo bỏ.
Lạp xưởng được chuyển sang phòng cân, xác định trọng lượng loại 200gram, 300gram, 500gram và 1kg.
Sau khi cân xong lạp xưởng được cho vào túi. Các túi lạp xưởng được hút chân không để bảo quản lâu.
Cuối cùng là đóng gói thành phẩm trước khi xuất bán ra thị trường. Một doanh nghiệp sản xuất lạp xưởng cho biết giá thịt heo với nguyên liệu đầu vào tăng cao nên lạp xưởng Tết năm nay cao hơn năm trước khoảng 10-15%. Tùy theo loại thịt, tôm, gan hay nhiều mỡ mà giá lạp xưởng hiện dao động từ 90.000 đến 200.000 đồng một ký.
Theo Thiên Phước
VNE