Những vết rạn nứt này dài ngắn không đều, nhiều vết dài hơn 1 mét, có vết chỉ dài khoảng 0,3m - 0,5m. Ở khu vực trung tâm của đường hầm, các vết nứt xuất hiện với mật độ dày đặc hơn.
Các vết nứt xuất hiện trên cả hai hướng của hầm vượt sông Sài Gòn, chạy dài theo thân hầm ở cả 3 làn xe, nhiều nhất là trong làn đường xe gắn máy. Những vết nứt này đã được trám trét tạo thành những đường ngoằn ngoèo khắp đường hầm.
Đây có thể là những vết rạn nứt có từ trước nhưng khó nhận thấy bằng mắt thường, sau đợt duy tu chống thấm lần 2 (diễn ra trong tháng 11 - 12), các vết nứt này mới được thấy rõ hơn vì nhà thầu tiến hành bơm keo, trám trét lại.
Thực tế những đốt hầm vượt sông Sài Gòn đã xuất hiện nứt ngay trong quá trình đúc đốt hầm, sau khi khắc phục, dìm hầm thì các vết nứt, thấm nước tiếp tục xuất hiện. Dù đã khắc phục nhiều lần, đến khi đưa vào sử dụng được nửa năm thì các vết nứt vẫn còn. Do đó, nhà thầu thi công đã tiến hành duy tu, chống thấm nước hai đợt vào tháng 8 – 9/2012 và tháng 11 – 12/2012.
Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Giao thông – Đô thị thành phố, trong phương án sửa chữa thấm đường hầm vượt sông Sài Gòn do nhà thầu Obayashi đề xuất và được tư vấn giám sát OC chấp thuận, công tác sửa chữa thấm đường hầm giai đoạn sau thông xe dự kiến sẽ gồm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng để quan trắc, đánh giá hiệu quả và chuẩn bị triển khai bước tiếp theo.
Cùng cận cảnh những vết nứt trong hầm vượt sông Sài Gòn:
Vết rạn nứt xuất hiện khắp hầm
Ở làn xe ô tô
Và làn xe máy
Vết nứt cắt ngang mặt đường hầm
Vết rạn nứt chỉ được thấy rõ khi nhà thầu tiến hành trám trét, sữa chữa
Mật độ vết nứt ở khu vực trung tâm dày đặc hơn