Cận cảnh những con rắn hổ mang chúa “khủng” ở Việt Nam

Thùy Dung (Tổng hợp) |

Hổ mang chúa được xem là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, những con rắn hổ mang chúa “khủng” này thường hay xuất hiện ở khu vực miền Tây.

Rắn hổ mang chúa lớn nhất Việt Nam dài 4,3m, nặng 20kg

Được biết, trước khi chết do già yếu, con rắn hổ mang này 18 tuổi nặng đến 20 kg, dài gần 4,3 m, là con rắn "khủng", cho lượng nọc độc nhiều nhất với 72 lần của trại Đồng Tâm (Tiền Giang).

Con rắn hổ mang chúa “khủng” nhất Việt Nam này được nuôi dưỡng tại trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Trại rắn này được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam.

Tiêu bản rắn hổ mang chúa 18 tuổi được trưng bày trong bảo tàng rắn trại Đồng Tâm. Ảnh Zing. 

Chia sẻ trên Zing.vn, Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, Phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm - cho biết:

"Khi được nuôi dưỡng ở trại, hổ chúa 18 tuổi giữ kỷ lục về số lần và lượng cho nọc độc. Trong 18 năm, hổ mang chúa "khủng" được lấy nọc định kì 3 tháng/lần, mỗi lần khoảng 1 ml.

"Trong 18 năm, hổ mang chúa 18 tuổi cho nọc 72 lần với 72 ml. Số nọc này sau khi xử lý thì thu được hơn 21 miligram nọc tinh chất”.

Ông Lương cũng tính toán lượng thức ăn mà hổ chúa này tiêu thụ trong suốt cuộc đời lên đến hàng ngàn ngàn kg (hổ mang chúa được cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần lượng mồi bằng khoảng 25% trọng lượng cơ thể).

Là "công thần" của trại rắn Đồng Tâm nên khi hổ mang chúa này chết do già yếu thì các chuyên gia quyết định giữ lại xác làm tiêu bản trưng bày trong bảo tàng, phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan.

Hiện xác hổ mang chúa này được đặt trang trọng ngay cửa chính của bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam.

Những con rắn hổ mang chúa “khủng” tại trại rắn Đồng Tâm

Con rắn hổ mang chúa lớn thứ 2 tại Việt Nam cũng là một chú rắn hổ mang được nuôi dưỡng tại trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang).

Nhiều du khách đến tham quan đều giật mình, có người không dám đến gần vì chưa bao giờ thấy con rắn nào to như trăn.

Con rắn hổ mang chúa đã 15 tuổi này là con rắn lớn nhất và cũng là "viên ngọc" của trại Đồng Tâm hiện nay. Do đã lớn tuổi, hổ mang chúa ít hoạt động, thường nằm một chỗ nên nhiều nơi trên cơ thể có... rêu bám. Ảnh Zing
Con hổ mang chúa 15 tuổi, nặng 12 kg, dài gần 4 mét. Ảnh Zing. 
Con hổ mang chúa lớn thứ 2 của trại Đồng Tâm hiện đã 13 tuổi, nặng 11 kg, dài 3,5 m. Các chuyên gia tại đây nuôi ấp nó từ cặp rắn bố mẹ. Loài này có thể sống đến 30 năm.
Con màu vàng này nặng gần 11 kg, dài 3,4 m và đã 12 tuổi. Nó hoạt động liên tục, đặc biệt khi có khách đến gần thì tấn công bất ngờ khiến mọi người hoảng hốt. Ảnh Zing. 
Thức ăn chủ yếu cho hổ mang chúa "khủng" nhất miền Tây này là các loại rắn nhỏ như rắn ráo, bông súng,... Ảnh Zing. 
Con rắn hổ mang này cũng được nuôi dưỡng trong trại Đồng Tâm, nó đã được 10 tuổi, nặng 10 kg, dài 3,3 m. Ảnh Zing.

Rắn hổ mang chúa dài 3,1m nặng 6kg xuất hiện tại nhà dân

Vào ngày 10/10, Hạt Kiểm lâm liên huyện Tam Nông - Tân Hồng (Đồng Tháp) đã làm thủ tục nhận một con rắn hổ mang chúa nặng 6,3kg, dài hơn 3m từ Công an xã Phú Đức (H.Tam Nông) để thả về tự nhiên.

Được biết, con rắn hổ mang chúa này được một người dân phát hiện ngay trong khu vực nhà mình tại xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Con rắn được người dân phát hiện dài 3,1 m nặng 6,3kg. Ảnh Dân trí. 

Vào khoảng 8h30, ngày 9/10, anh Mai Thiện Tâm (trú ở địa chỉ trên) đang vác phân ở trong mang ra ruộng, thì phát hiện con rắn to và lạ nằm dưới những bao phân.

Thấy vậy, anh Tâm tri hô cho mọi người đến tiếp vây bắt rắn. Một nhóm thanh niên đã dùng gậy gộc tấn công làm rắn bất tỉnh, mang đến giao cho Công an xã Phú Đức.

Qua xem xét, con rắn có chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 3,1m, bề hoành khoảng 2 tấc, cân nặng khoảng 6,3kg.

Công an xã đã báo cho Hạt Kiểm lâm liên H.Tam Nông - Tân Hồng, các cán bộ kiểm lâm cho biết đây là rắn hổ mang chúa.

Sau đó, con rắn này được đưa về trại Đồng Tâm  (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trong tình trạng có nhiều vết thương.

Nó bị người dân xuyên dây thép khâu miệng để khỏi cắn người, chĩa đâm thủng lỗ lớn cách đầu khoảng 5cm và bị chích điện gây bỏng.

Sau gần 2 tháng được chữa trị, hổ mang chúa đã hồi phục hơn 80%, có thể di chuyển tốt, các vết thương ngoài da đã lành.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại