Dưới đây là hình ảnh một số loài bướm đẹp ở Việt Nam:
Bướm báo hoa đỏ có màu sắc khá rực rỡ với hoa văn lạ mắt. Chúng được bắt gặp nhiều ở các khu rừng thứ sinh miền bắc nước ta.
Loài bướm này có tên gọi là bướm cánh bản đồ do đôi cánh có hoa văn ngang dọc như những con đường trên một tấm bản đồ. Đây là một loài bướm khá phổ biến, được bặt gặp ở mọi nơi tại Việt Nam.
Bướm ở miền núi, loài này trở nên rất hiếm gặp do tình trạng phá rừng và sự săn lùng của các nhà sưu tập.
Bướm chai xanh có thể được bắt gặp trong các vườn hoa và công viên. Rất dễ nhận ra chúng với dải màu xanh giữa cánh.
Màu hổ phách làm bướm đuôi trông thật quý phái. Loài này sống ở các thung lũng, đỉnh đối gần sông suối.
Bướm đuôi dài xanh lá chuối là một loài bướm đêm lớn với sải cánh lên tới gần 20cm, rất được các nhà sưu tầm ưa chuộng. Nơi phân bố của chúng là Trung Bộ và Nam Bộ. Bướm đuôi dài xanh lá chuối đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam do sự suy giảm về số lượng.
Bướm hoa vàng có mặt trên hầu khắp cả nước, thường xuất hiện vào nửa cuối mùa khô.
Bướm hổ đuôi nhỏ có đôi cánh trông như được cắt ra từ một tấm da hổ. Chúng khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.
Bướm hổ vằn là loài bướm rất thường gặp ở vùng đồng bằng, từ nông thôn đến thành phố. Chúng sở hữu một đôi cánh rất bắt mắt.
Với sải cánh trên 30cm, bướm khế là loài bướm đêm có kích thước lớn nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng xuất hiện ở khá phổ biến từ vùng rừng núi cho đến đồng bằng. Không chỉ to, chúng còn là loài bướm đẹp rất được ưa chuộng trong các bộ sưu tập. Hiện tại, chúng được đưa vào Sách Đỏ.
Bướm nam tước chấm đỏ có màu sắc khá độc đáo với các đốm đỏ trên nền nâu xanh lục nhạt. Khá hiếm gặp, chúng sống trong những vùng rừng ẩm nơi đất thấp.
Xuất hiện ở khắp cả nước, bướm ngô xanh sở hữu những chiếc "đuôi" thướt tha và quyến rũ.
Với sắc nâu, xanh, vàng óng ánh, bướm phượng đuôi kiếm răng tù là một trong những loài bướm đẹp nhất ở Việt Nam. Chúng chỉ xuất hiện ở một số vùng rừng thuộc tỉnh Cao Bằng. Là loài bướm quý hiếm, chúng được Sách Đỏ xếp vào tình trạng nguy cấp do bị săn lùng để sưu tầm hoặc làm tranh.
Sống trong các khu rừng, bướm phượng xanh đuôi nheo có hai chiếc đuôi cánh dài như đuôi chim phượng.
Theo Báo Đất Việt