Cận cảnh lễ tế thần Việt Nam: Lễ chém trâu của người Brâu

Xuân Phú |

Lễ chém trâu là để thần linh chứng kiến, qua đó người dân cầu xin các vị thần cho dân làng sức khỏe, không bị bệnh tật, làm rẫy lúa mạ mọc xanh tốt...

Là một trong 5 tộc người có dân số ít nhất nước ta, hiện nay người Brâu chỉ còn khoảng trên 300 người, hầu hết đều cư trú tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Cho đến nay, đồng bào Brâu hầu như không bị ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài mà vẫn giữ được tập tục nguyên bản của dân tộc mình. Những tập tục này được các nhà nghiên cứu văn hóa rất tôn trọng.

Một trong những lễ hội đặc trưng và quan trọng nhất của người Brâu là lễ chém trâu trong ngày dựng nhà mới.

Con trâu dùng làm vật tế thần được đưa đến và cột vào thân cây nêu. Từ lúc bị cột, con vật này đã trở thành con vật thiêng.

Buổi tối, bà con đốt lửa, đánh cồng chiêng và nhảy múa suốt đêm để “khóc trâu”, thương con trâu phải hy sinh thân mình, chịu đựng đau đớn về thể xác để làm vật tế cho thần linh...

Sau khi dựng nhà, người Brâu sẽ làm lễ cúng trong nhà, sắm sửa các lễ vật, đánh cồng chiêng báo với các thần nhà, thần bếp, thần cửa... về lễ chém trâu mừng nhà mới.
Dẫn đầu đoàn làm lễ phải là già làng, một người có uy tín nhất.
Những người phụ nữ trong làng nắm tay nhau hát múa quanh cây nêu.
Lễ cúng vào làng mới phải đủ một con trâu, một con heo và một con gà.
Người được giao nhiệm vụ chém trâu phải là thanh niên trong làng, chăm chỉ, khỏe mạnh con cái phải có đủ cả trai lẫn gái.
Những người dân làng Brâu vừa thắp nến, vẩy nước, rắc gạo cầu khấn thần linh phù hộ người Brâu sức khỏe, không phải chịu dịch bệnh, chiến tranh, cầu cho mùa sau tốt hơn mùa trước...
Trước khi diễn ra lễ chém trâu, người Brâu sẽ làm lễ lên con trâu (vật thiêng)...
... mong thần linh chứng kiến sự đau đớn về thể xác của con vật tế qua đó mong các vị thần thương xót và che chở, không có những hành động như vậy với con người.
Con trâu được đuổi chạy quanh cây nêu, các thanh niên trong làng thay nhau cầm dao và chém vào chân cho đến khi con trâu không chạy được nữa, gục xuống.
Sau đó, mọi người cùng nhau đến, lấy đầu trâu treo lên cây nêu để cúng thần linh, còn thân trâu được dân làng chia nhau xẻ thịt.
Lễ đâm trâu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người Brâu.

Trong những dịp cúng vào làng mới, nhà mới, người Brâu thường làm lễ giết trâu để cúng tế thần linh.
 

Cầu xin thần linh cho dân làng sức khỏe, không bị bệnh tật, làm rẫy lúa mạ mọc xanh tốt, mùa sau tốt hơn mùa trước...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại