Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, sau khi kết thúc giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) sẽ làm rõ nguồn gốc xuất xứ của hòn đá.
Để làm rõ việc này, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ thành lập hội đồng đánh giá về ý nghĩa và nội dung ghi trên hòn đá này.
Ông Các cho biết, hòn đá lạ không có trong hồ sơ của Ban quản lý đền Hùng. Hiện ông Nguyễn Xuân Các chưa hiểu nội dung và ý nghĩa được tạc trên hòn đá lạ.
Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ). Tương truyền xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm nơi đây làm nơi đóng đô.
Trong các đợt khai quật khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả…, các nhà khoa học phát hiện dấu tích tiêu biểu chứng minh đây là địa bàn sinh tồn của người Việt cổ thời Hùng Vương.
Tương truyền, 99 ngọn đồi nơi đây, vốn là 99 con voi phủ phục chầu núi Tổ, riêng một voi bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu. Vì vậy, tại vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.