Cận cảnh báu vật sông Hồng chấn động giới đồ cổ thế giới

Theo Tiền Phong/Vietnamnet |

Khúc gỗ 700 năm dưới đáy sông này được chủ nhân vô cùng nâng niu, quý trọng. Có người trả tiền tỷ nhưng ông vẫn không bán.

Năm 2002, một đoàn khách du lịch người Trung Quốc vào quán bia của ông Quách Văn Địch để giải nhiệt. Sau mấy chầu bia bọt, một ông khách to béo, sang trọng bỏ cuộc nhậu và đắm đuối nhìn hai chiếc mỏ neo của ông. 

Sau đó, ông này đã nhờ cô hướng dẫn viên phiên dịch giúp, ngỏ ý muốn mua lại một chiếc mỏ neo hai ngạnh với giá... 30.000 USD. Lúc ấy, 30 ngàn đô, tính theo giá vàng là cả một gia tài. Ông Địch chỉ cười, vì ngỡ rằng ông khách Trung Hoa nói đùa.

Nhìn vẻ mặt của ông Địch, vị khách du lịch lại nghĩ mức tiền mà ông trả xem ra chưa hợp lý. Sau mấy ngày vào Sài Gòn theo tuor, ông này quay trở lại và quyết định nâng giá lên gấp... năm lần: 150.000 USD khiến ông Địch giật mình.

sông-Hồng, mỏ-neo, cổ-vật, hàng-hải, chuyên-gia-hàng-đầu, khách-du-lịch, Trung-Quốc
Tiến sỹ Long đã mời các bạn nghiên cứu nước ngoài của mình vào cuộc để tìm hiểu về hai "khúc củi" của ông Địch.

Ông Địch giật mình không phải vì khoản tiền khổng lồ mà ông khách lạ bỏ ra để mua lại “khúc gỗ”, mà trước đấy, ông nghĩ trên thế gian này chỉ có mình ông là người “rồ dại”. Câu chuyện bắt đầu từ 15 năm trước, trong lúc đất nước còn khó khăn, nhưng ông Quách Văn Địch đã dám bỏ tới 11 cây vàng để sở hữu hai chiếc mỏ neo cũ, mục nát. Vào thời điểm đó, không chỉ người thân mà hàng xóm còn cho rằng đầu óc ông có vấn đề.

Thậm chí, khi mang hai chiếc mỏ neo mốc meo này về nhà, ông Địch còn bị chính người thân của mình phản đối kịch liệt vì quyết định quái gở.

Tuy nhiên, trên thực tế, những người trong gia đình ông Địch và ngay cả chính ông cũng không hề biết được trong tay mình đang sở hữu một báu vật mà các chuyên gia trong nước và quốc tế sau này đã phải tốn nhiều công sức để lần tìm "nguồn gốc xuất xứ" của hai chiếc mỏ neo khổng lồ này.

Đoàn nghiên cứu sau khi tìm hiểu, quan sát hình dáng, đặc điểm bên ngoài đã cẩn thận lấy mẫu vật về giám định để xác định niên đại hai chiếc mỏ neo này. Theo đó, chiếc mỏ neo một ngạnh có tuổi đời từ khoảng thế kỷ 13. Còn chiếc mỏ neo thứ hai, hai ngạnh có niên đại khoảng thế kỷ 15.

Hai chiếc mỏ neo đều được làm bằng những loại gỗ tốt, họ cây bồ kết, và là một phần của những chiếc tàu lớn, chưa xác định cụ thể là tàu buôn hay tàu chiến thuộc các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại, ông Địch đã nghỉ bán bia. Hai chiếc mỏ neo cổ mà vô tình ông mua được, ông đặt nó ở vị trí trang trọng nhất trong nhà, như đồ gia bảo.

Dưới đây là một số hình ảnh của khúc gỗ quỹ 700 năm dưới đáy sông Hồng:

sông-Hồng, mỏ-neo, cổ-vật, hàng-hải, chuyên-gia-hàng-đầu, khách-du-lịch, Trung-Quốc
Lớp vỏ gỗ của chiếc mỏ neo đã "lên nước" theo thời gian.
sông-Hồng, mỏ-neo, cổ-vật, hàng-hải, chuyên-gia-hàng-đầu, khách-du-lịch, Trung-Quốc
Các chuyên gia nước ngoài trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu chiếc mỏ neo của ông Địch.
cổ-vật, tranh-cãi, mỏ-neo, sông-Hồng, nhà-nghiên-cứu, khúc-củi-mục
cổ-vật, tranh-cãi, mỏ-neo, sông-Hồng, nhà-nghiên-cứu, khúc-củi-mục
Ban đầu, ông Địch cũng chỉ có ý mua về treo trước quán ăn của mình cho vui...
cổ-vật, tranh-cãi, mỏ-neo, sông-Hồng, nhà-nghiên-cứu, khúc-củi-mục
Nhưng, câu chuyện bước sang một hướng mà chính ông cũng không ngờ tới!
Kết cấu của chiếc mỏ neo hai ngạnh.
Lớp thừng thít chặt đến độ, không có chiều mở ra.
Cháu nội của ông Địch bên cổ vật của ông

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại