Theo ông Thuần, tình trạng lâm tặc hoành hành được lãnh đạo Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo giải quyết rất quyết liệt. Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã đích thân đi kiểm đếm tất cả những cây gỗ bị đốn hạ trong rừng. UBND tỉnh đã thành lập ban thu hồi số gỗ bị đốn hạ do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên làm trưởng ban. Số gỗ thu hồi được tổ chức bán đấu giá công khai.
Ông Đặng Viết Thuần cho biết việc buôn bán gỗ lậu mang lại lợi nhuận ngang với thuốc phiện nên việc dẹp nạn “nghiến tặc” là rất khó.
Tuy nhiên ông Thuần thừa nhận một thực trạng đáng buồn:
“Trong buổi họp cách đây 1 năm, tôi đã yêu cầu lực lượng kiểm lâm báo
cáo làm rõ có bao nhiêu vụ lâm tặc được lực lượng kiểm lâm trực tiếp
phát hiện, bao nhiêu vụ bắt giữ khi đi tuần và quan trọng là bao nhiêu
vụ do lực lượng kiểm lâm tổ chức đánh án...?
Cuối cùng lực lượng kiểm
lâm thừa nhận không có một tin báo nào từ cán bộ. Điều đó là sự thật.
Tôi quán triệt ngay giữa cuộc họp rằng cả một lực lượng lớn như vậy mà
không báo được một cái tin nào. Hay là các đồng chí báo tin qua dân, sợ
không dám nói thật?
Tôi lưu ý với lực lượng kiểm lâm rằng nếu mà cứ như thế này chúng ta cứ nói là mất rừng, mất ở đâu? Mất chính là ở chỗ chúng ta chưa làm tốt việc này”.
Ai sẽ chịu trách nhiệm khi những cánh rừng nghiến chảy máu?
Một khó khăn trong công tác bảo về rừng ở đây là người dân sống ngay
giữa rừng, đời sống nghèo nạn, dân trí thấp nên việc phá rừng là đương
nhiên.
Nhưng di dời dân ra khỏi khu bảo tồn Thần Sa Phượng Hoàng là điều không thể. Bởi vậy, cùng với việc tuyên truyền, biện pháp trước mắt của UBND tỉnh Thái Nguyên là hỗ trợ đời sống cho người dân.
Theo Dantri.com.vn