Bước ngoặt đổi nghề của nhà văn Chu Lai

Thiên Di |

(Soha.vn) - Đại tá, nhà văn Chu Lai dí dỏm nói trong buổi chia sẻ thân mật, thú vị với sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Trong cuộc giao lưu với sinh viên Sư Phạm tại trung tâm thư viện ĐH Sư phạm Hà Nội với  chuyên đề “Văn học – tình yêu trận mạc và đời thường” vào ngày 11/12, nhà văn Chu Lai ví von mình nói như đang tỏ tình với sinh viên ĐH Sư phạm. 

Với lối kể chuyện hài hước, thời thường đầy sâu sắc, nhà văn Chu Lai không chỉ thu hút hàng trăm sinh viên đến từ khoa Văn của trường và nhiều học sinh cấp 3 đam mê văn học, yêu thích những tác phẩm của ông.

Buổi nói chuyện của nhà văn Chu Lai thu hút đông sinh viên, học sinh đến nghe, chật kín ghế ở trung tâm thư viện ĐH Sư phạm.

Buổi nói chuyện của nhà văn Chu Lai thu hút đông sinh viên, học sinh đến nghe, chật kín ghế ở trung tâm thư viện ĐH Sư phạm.

Là người văn chuyên viết về người lính, là một trong những nhà văn tiêu biểu của người lính sau năm 1975, là cây bút năng động, sống bằng chất xám. Mở đầu cuộc chia sẻ, nhà văn Chu Lai quan niệm hóm hỉnh về văn học: “Văn học là đích thực, như chiếc công nông cót két chạy trên đường làng, chạy đến đâu âm thanh phát ra đến đó”

Sau đó, ông bắt đầu bằng những tâm sự về những…bí mật của đời thường và trận mạc. Đó là câu chuyện tại sao thời đó ông bỏ hai trường đại học để cầm súng vào trận mạc, là những câu chuyện tình đằm thắm, ngọt ngào, lãng mạn thời chiến tranh thấm trên trang viết hay quan niệm về người phụ nữ bằng cách nói dí dỏm, hài hước nhưng đầy sâu sắc khiến sinh viên Sư phạm cười nghiêng ngả, cuốn hút vào câu chuyện về cuộc đời ông.

Ông kể rằng, mình đã từng bỏ Học viện Quân Y, Đại học Tổng hợp Khoa văn và nghề diễn viên sân khấu kịch để vào chiến trường bởi đôi mắt của “cô người yêu đẹp nhất trường Trưng Vương 2”.

Chia sẻ về những bước ngoặt này, nhà văn Chu Lai cho biết, ông cụ thân sinh ra nhà văn đã để lại cho con gen đa tình, nên coi tâm hồn và thân thể của người phụ nữ muôn đời bí ẩn. 

Thế nhưng, khi là sinh viên năm đầu của HV Quân Y, trong buổi thực hành chàng sinh viên Chu Lai đã được nhìn thấy giáo cụ trực quan là thân thể một cô gái nude trong bồn nước, vì vậy chàng sinh viên trẻ ấy đã… bỏ trường vì nghĩ mình học nhầm nghề.

Nhà văn Chu Lai kể về những trang viết, về thời chiến tranh và câu chuyện đời thường về phụ nữ, về quan niệm về văn học, thơ....

Nhà văn Chu Lai kể về những trang viết, về thời chiến tranh và câu chuyện đời thường về phụ nữ, về quan niệm về văn học, thơ....

Trong phần giao lưu với sinh viên, rất nhiều cánh tay giơ lên để được trò chuyện, đặt câu hỏi cho nhà văn. Trong đó, một học sinh THPT Chuyên Ngữ (ĐH Sư phạm HN) nói rằng: "Nghe những câu chuyện nhà văn kể, có cả phần đáng sợ và gai góc của chiến tranh, những điều này học sinh không tìm thấy trong các tác phẩm văn học nhà trường. Tại sao lại như thế?"

Trả lời câu hỏi đó, nhà văn Chu Lai cho rằng, những trang viết gai góc nếu nằm trong một tổng thể chung tiểu thuyết thì hợp lý, nên SGK không thể in hết một cuốn tiểu thuyết, nếu chỉ in những trang viết gai góc thì sẽ làm cho con người có cái nhìn đang sợ, hoang mang về chiến tranh. Nhưng ngoài học tác phẩm trong nhà trường, các em có thể thường xuyên đến thư viện để đọc tiểu thuyết. Như vậy mới mong có được cái nhìn đa chiều, đa dạng về chiến tranh.

Dứt câu chuyện của mình, nhà văn Chu Lai khuyên sinh viên khoa Văn muốn viết văn phải đau đời một chút, phải sống và yêu nhiều.

Sinh viên ĐH Sư phạm

Sinh viên ĐH Sư phạm "vây kín" nhà văn để được chụp tấm hình lưu niệm. Nhiều bạn sinh viên hào hứng chia sẻ khi lần đầu tiên được gặp, được trò chuyện với nhà văn mà mình mến mộ qua những tác phẩm nổi tiếng.

Kết thúc buổi chia sẻ, những tràng pháo tay vang lên cả khán phòng. Nhà văn Chu Lai bị “vây kín” chụp ảnh kỷ niệm với sinh viên, học sinh. 

Những chuyện đời thường, trang viết của một nhà văn người lính sẽ là bài học bổ ích, bồi đắp cho sinh viên thêm về sự thiếu thốn, gian khó thời chiến tranh, là động lực giúp thế hệ trẻ thêm yêu đất nước, yêu những trang văn trang sử dân tộc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại