Đầu tiên là thí điểm cấm trên một số tuyến phố nội đô, sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Đề án này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2012. Các căn cứ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đề xuất giải pháp, khả năng thực hiện và lộ trình của các giải pháp sẽ được cụ thể hóa trong Đề án trình Thủ tướng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Bộ đã có nghiên cứu, đánh giá như thế nào về tác động của việc hạn chế và đi đến cấm lưu hành phương tiện này tại một số thành phố lớn?
Chắc chắn, Bộ GTVT sẽ không xây dựng những biện pháp cưỡng chế phi thực tế. Những giải pháp chống ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn vẫn phải bám trên tinh thần: hạn chế sự phát triển của xe cá nhân đi đôi với phát triển hệ thống giao thông công cộng. Quá trình này đòi hỏi không chỉ thời gian và nguồn lực, mà cả sự tham gia và đồng thuận của nhiều bên liên quan, của toàn xã hội.
Dự kiến đến thời điểm nào, đề án sẽ được triển khai, thưa ông?
Hiện tại, Đề án đang trong giai đoạn xây dựng Đề cương và cần có sự tham gia đóng góp của các bên liên quan. Thời điểm áp dụng các biện pháp trong Đề án sẽ được xác định khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số chuyên gia cho rằng, ô-tô cá nhân chỉ chiếm 10% số phương tiện, nhưng chiếm dụng 55% dịên tích đường đi lại. Như vậy, ô-tô mới là thủ phạm gây ùn tắc chứ không phải xe máy. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Rõ ràng, một ô-tô cá nhân sử dụng nhiều diện tích hơn một xe máy. Tuy nhiên, khi xe máy chiếm tỷ lệ rất lớn như ở hai thành phố hiện nay thì ngoài chính sách đối với ô-tô, chính sách về sử dụng xe máy cũng cần được đặc biệt lưu tâm.
Thống kê cho thấy, cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu xe ô-tô các loại, trong đó Hà Nội và TP. HCM có khoảng 650.000 xe. Như vậy, số lượng ô-tô nước ta đối với các nước trong khu vực và số lượng ô-tô của HN và TP.HCM so với các thành phố của các nước trong khu vực là khiêm tốn. Trong khi đó, với khoảng 4 triệu xe gắn máy của mỗi thành phố (Hà Nội và TP.HCM), thì đây là 2 thành phố có số lượng xe máy lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, số lượng xe máy tăng hàng năm đang tăng thêm trên 10%/năm. Tốc độ phát triển phương tiện cá nhân như vậy thực sự là gánh nặng mà hạ tầng giao thông không thể đáp ứng được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đất Việt