Ông Mộc cho biết: “Hồi còn nhỏ, tôi đã được nghe ông, bà kể về bộ chiêng cổ này.
Đến năm 1974, khi đất nước còn chiến tranh chống giặc ngoại xâm, cuộc sống của đồng bào nơi đây gặp khó khăn, phải lo mưu sinh, nhưng bà con vẫn cố giữ lấy bộ chiêng để chờ sau này khá lên cho con, cháu làm lễ hội, nhớ ơn tổ tiên”.
“Từ năm 2010 đến nay, lễ hội làng được tổ chúc thường niên vào ngày 10 và 11 tháng 11 âm lịch, và nghi thức không thể thiếu được là đánh chiêng gọi tổ tiên về chung vui với làng” - ông Mộc nói.
Cũng theo ông Mộc, mấy năm gần đây, có một số đại gia ở Hà Nội và Hòa Bình đến làng chơi hội, có đặt vấn đề muốn bỏ tiền tỷ ra mua lại bộ chiêng mang về làm kỷ niệm nhưng dân làng không ai đồng tình, muốn giữ lại tiếp nối thế hệ trước giữ gìn và phát triển nét đẹp bản sắc văn hóa của quê hương.
Theo bà Đinh Thị Hoa – Bí thư đảng ủy xã Kỳ Phú, để gìn giữ và phát huy nét độc đáo trong phong tục, tập quán cũng như bộ chiêng cổ của người Mường tại xã, trong thời gian tới xã sẽ đề nghị lên tỉnh, xin kinh phí để xây dựng bảo tàng lịch sử để bản tồn, truyền lại cho thể hệ mai sau.
Nghi thức độc đáo không thể thiếu được trong buổi làm lễ, cũng như xuyên suốt buổi rước kiệu đó là đánh chiêng cổ (chiêng đánh theo tuần tự từ to đến nhỏ và khi chiêng nhỏ cuối cùng (Xỉ Lỷ) đánh chốt thì chiêng cả mới được đánh tiếp bắt đầu nhịp mới