Nhà ông Nguyễn Văn Thiết và bà Nguyễn Thị Hoa ở khu 5 xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ nằm biệt lập trên đỉnh ngọn đồi gò Thiều hiu hắt. Lối vào nhà ông chỉ là một con đường mòn bé tí, nó nhỏ đến mức mà xe máy không thể vào vì nếu có đi vào không khéo sẽ bị những bụi lau, những đám gai xương rồng cào sứt mặt. Gửi xe ở nhà kế bên, chúng tôi lách qua từng bờ lau, bụi dậm, lùm cây để vào căn nhà xiêu vẹo lạnh ngắt.
Khi gửi xe ở nhà hàng xóm chúng tôi đã được “cảnh báo” trước: “Các anh sang phải thận trọng không thằng Bằng “bố” vác dao đuổi là khốn đó. Nó đánh nhiều người lắm rồi, kể cả bố mẹ nó già thế mà có lần nó còn vác gậy đánh. Có lần nó tát ông Thiết đổ cả máu mồm."
Gia
đình ông Thiết có ba người, ông Thiết là chủ sự trong gia đình, năm nay
đã gần 80 tuổi, lưng còng như lạc đà, chứng bệnh viêm đa khớp làm cho
đầu gối ông sưng to như quả cam nhưng ống chân ông thì teo tóp thẳng đứ
đừ chỉ có da bọc xương.
Ông chào khách rồi liếc vào phía trong chiếc giường nhỏ xú uế đặt ở xó nhà nơi có cậu con trai đang nằm hát nghêu ngao với vẻ mặt sợ sệt. Có lẽ ông sợ người thanh niên ấy sẽ lao ra đánh chúng tôi vì ông đã quá nhiều lần bị đánh, chính người con trai của ông nay lại thành mối đe dọa thường trực của ông và gia đình.
Bộ ấm chén cáu bẩn hôi hám chắc có lẽ cả vài tháng nay chưa rửa, ông với tay lên ấm ủ để rót nước mời khách nhưng hình như ấm nước đã cạn khô. Ông chẳng cần biết chúng tôi làm gì nhưng ông vẫn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đời buồn thê thảm của mình.
Hai ông bà lấy nhau và sinh được 6 người con, mỗi đứa mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng tựu trung lại là cuộc sống của 6 đứa con ấy cũng chẳng hơn gì đời cha mình. Đứa thì tù tội, đứa thì điên dại, đứa thì chết bất toàn thây ở nơi xứ người. Người trong làng gọi cái nghèo của gia đình ông là cái nghèo “truyền tử di tôn”
Người
con cả của ông thì chết đuối cách đây vài chục năm. Thôi thì sinh có
hạn tử bất kì, nào ai lường trước nên ông đâu dám trách ông trời. Ông
chỉ oán hận một điều là không hiểu sao những đứa còn lại không có được
cuộc sống như người ta mà toàn gặp “tai ương, nghiệp chướng”.
Ông thương
nhất là người con trai tên Nguyễn Văn Công, hiện đang phải đi cải tạo.
Nó có trộm cắp hay trai gái gì cho cam. Công bị đi tù vì một phút nông
nổi và thiếu hiểu biết pháp luật.
Bình thường, Công rất chăm chỉ làm ăn và yêu thương vợ con nhất mực. Trong một lần đi làm đồng về, bắt gặp vợ mình đang quan hệ bất chính với người đàn ông khác, hai vợ chồng xảy ra đánh lộn cãi nhau, trong lúc mất bình tĩnh Công đã dùng dao chém đứt mấy ngón tay của vợ. Công bị đưa ra xét xử vì tội cố ý gây thương tích.
Thương con bao nhiêu, ông thương cháu bấy nhiêu, đời bà phải đi ăn mày để nuôi ông và nuôi bác thì làm sao lo được cuộc sống cho các cháu. Sau khi Công thụ án, người vợ cũng đi biệt luôn để lại hai đứa con nheo nhóc.
Hoàn cảnh như vậy, nhưng chúng rất ngoan. Ba anh em rau cháo nuôi nhau ăn học nhưng gần đây hai người anh đứa học lớp 9 đứa học lớp 12 đành phải bỏ học ngang để nuôi cô em gái đang học lớp 6. Hai anh chấp nhận hi sinh cho em gái được cắp sách tới trường.
6
đứa con là sáu hòn máu và nó cũng là 6 nỗi đau. Ông Thiết và bà Hoa còn
một cô con gái nữa đi lấy chồng ở mạn ngược và cũng bỏ xác nơi xứ người.
Ông chỉ biết là nó chết ở mạn ngược nhưng bằng này tuổi, đầu óc lẩm cẩm
nên ông cũng không nhớ là nó chết ở tỉnh nào và chết bao giờ vì có biết
thì ông cũng chẳng thể làm gì.
Nuôi con hộ nó thì không thể vì chính cuộc đời ông còn đang khánh kiệt, lên thăm viếng nó thì thân già sao có thể lê bước. Thôi đành vậy nên hàng đêm ông thường than lên rằng: “Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời”.
Ông Thiết và người con trai tâm thần Nguyễn Văn Bằng trong căn nhà dột nát.
Khốn khổ vì con ‘‘điên”
Người
con thứ 4 của ông tên Nguyễn Văn Bằng, anh Bằng năm nay đã 37 tuổi.
Theo nhiều người kể lại, anh Bằng và vợ anh có nhiều mâu thuẫn ghen
tuông. Trong một lần cãi vã và dẫn đến xô sát, anh đang ở chung cùng vợ
con ở xóm bên cạnh bỗng nhiên bỏ về ở với bố mẹ già.
Hai ông bà mong sao con cái đoàn tụ nếu, nó không đoàn tụ đi chăng nữa thì ở vậy mà phụng dưỡng bố mẹ. Ai ngờ khi về ở với bố me, anh Bằng phát bệnh tâm thần suốt ngày bỏ đi lang thang, về đến nhà thì quát nạt ông bà. Cả nhà có gia tài lớn nhất là con bê, người ta thương nên bán cho ông bà và cho nợ tiền nhưng liên tục Bằng đòi giết thịt uống rượu.
Hàng ngày anh Bằng không làm gì, chỉ ngồi nói nhảm nhí hoang tưởng làm giám đốc, cán bộ hay làm một vị lãnh tụ thiên tài ở tận nơi đâu đó. Anh Bằng mắc bệnh nhưng lại ăn rất khỏe, có khi cả buổi bà đi ăn mày được vài bát gạo nhưng nấu lên mình Bằng có thể ăn hết hai đến ba bát gạo. Có những bữa đi xin không đủ ăn, lưng nồi cơm nấu lên Bằng ăn hết sau đó còn dùng thìa vét sạch nồi. Hai ông bà chỉ biết nhìn nhau.
Thương con là vậy nhưng không ít lần Bằng đánh ông bà chảy máu mồm hộc máu mũi. Bà Hoa tuy lớn tuổi hơn ông nhưng có sức khỏe khá hơn nên mỗi lần nó đánh còn chạy được nhưng ông Thiết thì bị viêm đa khớp việc đi lại còn khó khăn nên đành hứng những trận đòn chí mạng của con.
Ông mếu máo: “Tôi nuôi bấy nhiêu đứa con nhưng chưa dám đánh đứa nào. Ấy vậy mà ngần này tuổi rồi ông vẫn bị thằng con đánh cho như cơm bữa. “Nó tát tôi vênh mặt, đánh tôi chảy máu mũi máu tai tôi cũng đành chịu. Bà nhà tôi mỗi lần nó đánh còn biết đường chạy, còn tôi thì…”, ông Thiết sụt sùi.
Ngần ấy tuổi, ông khóc như con nít Khổ ông có thể chịu được vì đời ông đã khổ nhiều rồi, nhưng đến giờ ông thấy đời mình nhục nhã vô cùng khi phải để cho người vợ gìa đi lang thang khắp đây đó để ăn mày nuôi mình, dù sao ông cũng là người đàn ông trong nhà. Chính vì lý do ấy không ít lần ông Nguyễn Văn Thiết đã treo cổ tự tử nhưng may sao có người đến cứu sống.
Ông
Nguyễn Xuân Tâm, cựu Chủ tịch UBND xã Tạ Xá cho chúng tôi biết: “Chẳng
giấu gì các anh, sự việc trên là có thật tôi không những là hàng xóm mà
còn có chút anh em nên tôi rất thương gia đình ông bà Thiết, Hoa.
Cái khó là trong hoàn cảnh ấy chúng tôi có giúp đỡ về vật chất thì cũng chỉ được phần nào, cho rồi họ lại ăn hết, còn về lâu dài thì cũng khó vì hai ông bà đã già yếu, anh Bằng thì lại bị tâm thần nên đến giờ này chúng tôi vô cùng bế tắc mà chưa biết phải làm gì. Nhìn hoàn cảnh ấy tôi cũng rơi nước mắt”.
Trong
căn nhà chẳng có tài sản gì có giá ngoài chiếc quạt điện cũ nát đứa con
nó gửi cho, trời oi bức quá nhưng ông già không dám bật quạt vì ông
than thở dùng nhiều không có tiền để nộp, tháng trước nhà ông sử dụng
hết 13 nghìn tiền điện.
Nhiều người hàng xóm kể lại với tôi rằng bà Hoa có tuổi nhưng đi bộ giỏi lắm. Bà đi khắp các xã trong huyện để ăn mày. Thời điểm chúng tôi có mặt đã gần 18h nhưng chưa thấy bà vê, chắc tại hôm ấy trời mưa làm cho bước chân lẩy bẩy yếu mềm ấy không thể về nhà sớm hơn.
Trong nhà anh Bằng “rồ” vẫn trong bộ quần áo rách tả tơi, không cần biết đất trời con người ra sao, anh vẫn lên “kế hoạch” lấy vợ và làm lãnh đạo của mình. Anh đòi giữ bằng được chúng tôi lại để mời cơm tối và mổ con bò uống rượu cho đỡ buồn. Anh nói thế và anh cứ đòi ông bố mổ con bò để tiếp khách.
Buổi chiều trung du, trời mưa lòng người buồn sâu thẳm. Khi chúng tôi bước ra ngoài, bầu trời tối sập xuống làm cho không khí càng buồn miên man. Chúng tôi chỉ lo trời mưa, bà Hoa đi ăn mày chưa thể về nhà chỉ còn mỗi anh Bằng “rồ” và ông Thiết ở nhà, nhỡ có cơ sự gì.