Bi kịch hôn nhân cận huyết

daquynh |

Bao nhiêu năm qua, chuyện hôn nhân cận huyết là một thách thức đối với chính quyền bản Rào Tre, Hà Tĩnh.

Quẩn quanh anh em họ
Bà Hồ Thị Nam, là đại biểu HĐND huyện Hương Khê, kể một mạch những chuyện con dì lấy con cậu, con cô, hết tên người này đến tên người khác, tôi ghi không kịp.

Ô tô đã về đến nơi, nhưng văn minh hôn nhân thì còn mờ mịt

 Tôi hỏi: “Cô nghĩ gì về chuyện hôn nhân cận huyết này? Nó để lại hậu quả ra sao?”. Bà trả lời tỉnh bơ: “Bà con không lấy người ngoài bản, vì nếu thế sẽ mất bản sắc, mất tiếng nói cha ông, nên cứ lấy nhau xoay quanh như thế, vui lắm!”.

Những đứa trẻ ở Rào Tre, rồi sẽ như bố mẹ chúng?

Cha mẹ kết hôn cận huyết, con cái sẽ thế nào? Tôi chợt nhói lòng khi nhớ tới những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ hay những bàn chân cụt của những cô cậu bé được sinh ra sau những đám cưới cận huyết.

Hôn nhân cận huyết sinh ra em bé bị mất bàn chân trái

Giấc mơ chữ nghĩa đã tàn lụi

Trẻ con đi học, xuống hết dưới trường nội trú huyện, nhưng chỉ học hết cấp II là nghỉ, vì không có tiền ở trọ, không gạo để ăn. Những giấc mơ về con chữ tàn lụi theo năm tháng, theo những ràng buộc vô lý của tộc người ở đây.

Rồi đây tương lai của tộc người Chức sẽ đi về đâu khi mà những đứa trẻ không bình thường-sản phẩm của những cuộc hôn nhân cận huyết vẫn cứ lần lượt ra đời, khi mà khao khát được học hành của những người trẻ tuổi là điều không thể thực hiện được.

Theo Phụ Nữ TP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại