Ở phần Lịch sử thế giới (phần tự chọn), chủ yếu các thí sinh chọn câu 4a (về Ấn Độ). Rất nhiều bài làm của thí sinh khi chọn câu 4b (về Nhật Bản) mắc nhiều lỗi “khịa kiến thức” theo kiểu “viết lại lịch sử” với phương châm “thà viết nhầm hơn bỏ sót”:
- “Năm 1945, Liên Xô thua quân đồng minh nên Nhật Bản đã dùng bom nguyên tử để doạ các nước khác”;
- “Nhật Bản sở hữu, chế tạo thành công bom nguyên tử
để doạ thế giới”;
- “Nhật Bản cậy mình giàu có nên đem quân đi xâm lược thuộc địa ”;
- “Nhật Bản có bom nguyên tử để dọa Liên Xô ”;
- “Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN ”…
Kỳ thi ĐH năm nay, vẫn có nhiều điểm 0 môn Lịch sử.
Lỗi phổ biến nhất của nhiều thi sinh ở câu này là không phải thiên về chi tiết ngày tháng năm và những số liệu mà nhầm lẫn kiến thức rất cơ bản giữa Liên Xô với phát xít Nhật Bản, giữa Mỹ với Nhật bản, giữa kẻ ném bom nguyên tử với nước bị ném bom… Vì nhiều lý do mà chúng tôi không thể trích dẫn nguyên văn hết những đoạn viết, lời bình như thế của nhiều thí sinh trong bài làm của mình.
Thực tế lượng thí sinh dự thi khối C ( tức là có thi môn Lịch sử) trong kỳ thi tuyển sinh đại học không nhiều, chỉ chiếm khoảng 4 đến 5 % trong tổng số hồ sơ dự thi hàng năm. Thế nhưng hầu như năm nào cũng vậy, sau khi kỳ thi kết thúc, môn Lịch sử lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Nào là nhiều bài gây sốc; Hàng ngàn điểm 0; Đề đánh xuôi, đáp án thổi ngược… Nhìn chung là chê nhiều hơn khen.