Đại Lãm Thần Quang Tự là tên chữ của chùa Dạm, ngôi chùa 1.000 năm tuổi nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Những nét hoa văn từ thời Lý còn để lại dấu ấn trên từng công trình còn lưu sót lại ở đây. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trải qua các đời Lý, Trần, Lê… chùa Dạm đã được trùng tu, xây dựng lại nhưng quy mô và giá trị nghệ thuật của ngôi chùa xưa vẫn như trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử.
Theo ông Nguyễn Xuân Bắc (phụ trách người cao tuổi thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), chùa Dạm được xây dựng trên mặt bằng rộng 7.500m2. Nhìn tổng thể chùa Dạm như một tòa sen.
Chùa Dạm được chia làm 4 cấp, nền chùa đều có xếp đá chống xói lở, chân hơi choãi. Đá xếp đều khai thác tại chỗ, đẽo gọt vuông vắn như viên gạch dài rộng chừng 50 cm - 60 cm.
Con đường đi từ chân núi lên chùa, điểm dừng đầu tiên là ở Bãi Hội
Đoạn dưới khối trụ tròn chạm nổi là đôi rồng phong cách thời Lý với mào bốc lửa, bờm thành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc, chân năm móng.
Trên thân cột đá cũng có nhiều nét chạm trổ tinh xảo. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa của cột đá chùa Dạm. Có nhà nghiên cứu cho rằng, những cột đá này là biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni đã được Việt hóa, mang mơ ước mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no thịnh trị. Có ý kiến cho rằng cột đá mang dáng dấp của cột Chùa Một Cột
Phía dưới, bệ đỡ là những khối đá hình cánh sen được chạm hoa văn sóng nước thời Lý. Các khối đá này đều được mang từ các địa phương khác về
Giếng Bống cũng ngự trị ở nền tầng thứ hai. Tương truyền, cô Tấm đã từng nuôi cá Bống ở giếng này.
Trong mỗi chân cột còn sót lại đó có in hình những con cá