Nạn nhân xấu số của sự vô trách nhiệm trên là bà Irene Seddon. Bà nhập viện để chạy chữa bệnh viêm phổi, thế nhưng các nhân viên ở đây không những không giúp bệnh của bà thuyên giảm mà còn đẩy bà tới cửa tử sớm hơn.
Người đứng đầu Bệnh viện Whiston đã lên tiếng thừa nhận sự thiếu sót của mình khi không cung cấp cho bà Seddon lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, ông ta lại khăng khăng cho rằng, ngoài sự cố đáng tiếc đó thì viện Whiston luôn chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân. Sau khi nhận trách nhiệm, họ cũng gửi lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc tới thân nhân người quá cố và đưa ra một khoản bồi thường nhằm xoa dịu sự căm phẫn cũng như nỗi đau của gia đình.
Hai con gái của bà cụ chỉ trích gay gắt cách làm việc của Bệnh viện Whiston.
Giải thích về cái chết bất thường của bà Seddon, tiến sĩ Terence Hankin, Phó giám đốc Bệnh viện Whiston, khẳng định: ban đầu bà Seddon nhập viện do bệnh viêm phổi, nhờ các bác sĩ cứu chữa kịp thời nên bệnh tình của bà ngày càng thuyên giảm. Sự lơ là của nhân viên bệnh viện khiến bà mắc chứng suy thận. Chức năng lọc của thận bị suy yếu làm bà khó lòng chống lại các vi khuẩn gây bệnh khi chúng thâm nhậpcơ thể. Điều đó dẫn đến tình trạng sức khỏe của bà cụ vốn dĩ đã xấu lại càng tồi tệ hơn.
Trước cái chết của cụ Seddon, 2 cô con gái bà yêu cầu phải có một cuộc
điều tra để khẳng định rõ ràng cái chết của mẹ mình.
Không chỉ Bệnh viện Whiston, tình trạng này còn khá phổ biến ở nướcAnh.
Sau sự cố liên quan đến cái chết của bà cụ, bệnh viện đã chấn chỉnh nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ. Họ cũng tăng cường nhân viên làm việc trong những ngày nghỉ cuối tuần.
Từ lâu, truyền thông Anh đã kêu gọi nhân viên ngành y chăm sóc chu đáo cho các bệnh nhân lớn tuổi như là cách để thể hiện lòng kính trọng đối với họ. Thậm chí, ở nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe Anh, bác sĩ buộc phải kê nước uống vào đơn thuốc của bệnh nhân nhằm nhắc nhở các y tá không được để họ chết khát.
Theo Báo Đất Việt