Báo Anh: Mục tiêu dạy tiếng Anh của VN không thực tế?

camnhung |

Theo một chuyên gia phát triển ngôn ngữ, các mục tiêu trong kế hoạch cải cách giáo dục của Việt Nam là không thực tế.

Nhà báo Ed Parks của tờ Guardian (Anh) mới đây đã có một bài phân tích và bình luận về Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Việt Nam. Dưới đây là bài lược dịch từ bài viết này.

Theo kế hoạch cải cách đầy tham vọng của Việt Nam, tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông phải đạt được một trình độ Tiếng Anh tối thiểu vào năm 2020. Tuy nhiên, các giáo viên phàn nàn rằng họ không nhận được những hỗ trợ cần thiết để nâng cao kỹ năng của mình.

Hơn 80.000 giáo viên môn Tiếng Anh tại các trường công lập ở Việt Nam sẽ phải trải qua một cuộc thi sát hạch nhằm đảm bảo họ đạt được trình độ Tiếng Anh trung cấp (B2). Đây là một phần trong kế hoạch cải cách của Bộ Giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt được trình độ Tiếng Anh cơ bản.

Theo kế hoạch cải cách, môn toán cũng sẽ được thử nghiệm dạy bằng Tiếng Anh tại một số trường phổ thông. Tuy nhiên, nhiều giáo viên lo ngại về tương lai của họ nếu không vượt qua được kỳ thi sát hạch với nội dung tương tự như IELTS và TOEFL.

Mục tiêu của Việt Nam là tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông phải đạt được một trình độ Tiếng Anh tối thiểu vào năm 2020.

“Tất cả cả giáo viên ở bậc Tiểu học đểu cảm thấy rất lo lắng”, Nguyễn Thị La, một giáo viên môn Tiếng Anh tại trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội), cho biết. “Giáo viên rất khó vượt qua kỳ thi này, đặc biệt những giáo viên ở vùng nông thôn. Trình độ B2 khá khó. Nếu không vượt qua kỳ thi này, chúng tôi không biết mình có được tiếp tục giảng dạy hay không”.

Tuy vậy, Bộ Giáo dục khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng giáo viên sẽ không bị sa thải nếu không đạt được trình độ Tiếng Anh B2, tương đương mức từ 5 đến 6 điểm trong bài thi IELTS.

Giờ học môn Tiếng Anh cũng sẽ gấp đôi hiện nay và môn Toán sẽ được dạy bằng Tiếng Anh ở 30% trường THPT tại các thành phố lớn vào năm 2015.

Tuy nhiên theo một chuyên gia phát triển ngôn ngữ, các mục tiêu trong kế hoạch cải cách giáo dục của Việt Nam không thực tế.Bà Rebecca Hales, một cựu quản lý phát triển giảng dạy Tiếng Anh tại Hội đồng Anh Việt Nam, cho biết: “Bộ Giáo dục Việt Nam đã chia thành nhiều giai đoạn. Điều này rất đáng khen ngợi, nhưng vẫn có một số vấn đề về cung và cầu cần giải quyết. Việt Nam không có giáo viên Tiếng Anh được đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì thế, mục tiêu không thể đạt được ở thời điểm hiện tại”.

Theo bà Hales, Hội đồng Anh đã giúp đào tạo được 2000 giáo viên đạt chuẩn, nhưng bà lo ngại rằng việc mở rộng quy mô đào tạo gặp nhiều nhiều khó khăn và một trong những khó khăn đó là vấn đề kinh phí đào tạo.

Theo Minh Thiên

Bee.net

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại