"Bán cho khách, phải “giả vờ” chiên bằng dầu vàng..."

Kiều Oanh - Anh Thơ |

Thứ dầu đen kịt ấy ông Tài chỉ sử dụng khi chiên chim quay ở nhà, còn khi chiên chim ngoài chợ để bán trước mặt khách thì phải "giả vờ" chiên bằng dầu vàng...

> “Em đã khóc ngất. Em không bản lĩnh bằng Trần Lập”
> Bao nhiêu người Việt sẽ không lạnh xương sống khi xem video này?
> “NGU THÌ CHẾT” và người Việt ăn gì để không chết?
> NGƯỜI VIỆT ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG CHẾT?

“Khi khách hỏi thì cứ nói là dầu ăn vàng ươm"

Theo chân những người đi mua dầu ăn rẻ tiền về chế biến thực phẩm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm – Hà Nội), không ít các chủ tiệm ăn chuộng dầu đen hơn cả dầu vàng.

Những can dầu đen sì loại 5 lít, 10 lít không có tên, nhãn mác, xuất xứ được chủ quán thu mua về xếp ngay ngắn tại nhà.

Dầu đen chủ yếu được nhập từ các quán hàng ăn hay nhà hàng lớn, các chủ tiệm nhỏ lẻ tái sử dụng để chiên thức ăn, bán hàng vỉa hè.

Ông Tài, một chủ đầu mối cung cấp chim quay nổi tiếng tại chợ Ninh Hiệp chia sẻ, dầu đen mua về, mình chế biến ở nhà, còn "khi bày bán cho khách, phải “giả vờ” chiên bằng dầu vàng, có như vậy, khách mới tin tưởng".

Chảo dầu chiên đen ngòm tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội).
Chảo dầu chiên đen ngòm tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội).

Nơi “làm hàng” của gia đình ông Tài cũng khá kín đáo. Bên ngoài cửa ra vào dùng để cho thuê và bán quần áo, nhưng bên trong là “thế giới ngầm” của ông.

Nếu ai không quen biết thì không thể biết được nhà ông Tài là địa chỉ chuyên cung cấp các loại chim quay cho các quán.

Trong gian bếp của ông có tới gần chục can dầu đen loại 10 lít được xếp ngổn ngang. Vừa chỉ tay vào thứ dầu ăn “đặc biệt” mà lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy này, ông phân bua: “Mấy can này chưa ăn thua gì so với lượng chim chiên mà tôi làm hàng ngày”.

Khi PV ngỏ ý muốn mua dầu đen về để chế biến, ông Tài lắc đầu: “Dầu đấy tôi không bán, bởi tôi cũng phải mua lại từ những người chuyên đi làm cỗ. Giá của mỗi can là 150.000 đồng/can 10 lít”.

Vì là dầu đã qua tái chế nên ông Tài cho hay, ông chỉ tận dụng được 1 lần chiên ở nhà rồi bỏ đi. “Thường tôi dùng để chiên ở nhà chứ không ai mang ra ngoài chợ chiên trước mặt khách” – ông Tài rỉ tai.

Tại nhà chị Hải - một hộ buôn chim quay khác tại chợ Ninh Hiệp, khi chúng tôi vào hỏi thăm, gian bếp nhơ nhớp, cáu bẩn của gia đình chị vẫn còn nguyên những chảo dầu đen đặc quánh, được úp mâm lại để ngày hôm sau dùng tiếp.


Chiếc chảo đen kịt vẫn được đậy kín lại để sử dụng tiếp vào ngày hôm sau.

Chiếc chảo đen kịt vẫn được đậy kín lại để sử dụng tiếp vào ngày hôm sau.


Những can dầu đen được các hộ buôn mua về với giá 15.000 đồng/lít, rẻ hơn nhiều so với dầu bình thường.

Những can dầu đen được các hộ buôn mua về với giá 15.000 đồng/lít, rẻ hơn nhiều so với dầu bình thường.

Chị bật mí, sau khi chiên đi, chiên lại nhiều lần, nếu dầu ăn không sử dụng được nữa thì ta gạn lọc, loại bỏ phần lắng đọng chất đen bên dưới, lấy phần bên trên rồi đổ vào các can 5 lít. Khi nào sử dụng, ta lại lấy ra để làm dầu chiên chim non cho khách.

“Khi khách hỏi thì cứ nói là dầu ăn vàng ươm có tên, thương hiệu cho khách biết… Còn màu đen của dầu, khách hàng sẽ tự mặc định từ lá mắc mật, gừng, xả khi chiên lên. Dầu vàng chuyển màu đen là chuyện quá bình thường thôi” – chị Hải buột miệng.

Chị này cũng bày cách để “giải quyết” hàng tồn kho. Đó là khi bày bán, dân buôn chỉ việc cho con chim quay mới xếp lên trên, con cũ xếp bên dưới. Nhưng lúc bán cho khách, ta lại lấy con dưới lên cho khách ăn, con mới ở trên thì để lại.

Cứ làm như vậy, con cũ để lâu mới có thể bán được!

Clip: Căn bếp bẩn tại hộ kinh doanh chim quay.

Giá dầu ăn "rẻ như nước lã"

Ngoài dầu đen được tái sử dụng, nhiều hộ kinh doanh đồ ăn, thức uống nhỏ lẻ còn dùng các loại dầu vàng giá “siêu rẻ” đang được bày bán ngập tràn trên thị trường.

Mở quán lẩu trên đường Phú Diễn đã gần chục năm nay, với lượng khách đông, chị Trần Thu Trang thường xuyên phải nhập dầu ăn giá rẻ về để chế biến.

Chị chủ quán này tiết lộ, chị hay lấy những túi dầu ăn tự buộc túm trong túi bóng trắng, không rõ xuất xứ, nhãn mác tại cửa hàng đồ khô của bà H. tại chợ đầu mối Cầu Diễn.

Hoặc gần đây, khi thị trường ra loại dầu ăn mới được bọc trong thùng giấy carton, bên trong có van mở giống như các hộp rượu vang, chị chuyển sang mua loại dầu này với giá buôn 17.000 đồng/lít, tương đương can 10 lít sẽ có giá 170.000 đồng.

“Làm hàng thì lấy mấy loại giá rẻ đó thôi, chứ cứ mua những hãng có thương hiệu thì làm gì có lãi.

Nếu sợ khách hàng nhìn thấy, nghi ngại không dám ăn thì khi mua dầu túi về, các hộ kinh doanh nên đổ dầu rẻ vào vỏ chai dầu ăn “xịn” mà gia đình đã dùng hết. Làm như vậy đảm bảo người ngoài khó ai có thể phân biệt được", chị Trang nói nhỏ.

Dầu ăn giá rẻ được buộc vào túi nilon bán lẻ hoặc bọc trong thùng carton bán buôn.
Dầu ăn giá rẻ được buộc vào túi nilon bán lẻ hoặc bọc trong thùng carton bán buôn.

Theo khảo sát của PV, tại chợ Đồng Xuân, Đồng Xa hay nhiều chợ buôn bán lớn tại Hà Nội, những can dầu loại 5 lít, 10 lít, 20 lít được các quầy hàng khô, tạp hóa bày bán rất nhiều, bên ngoài còn nguyên nhãn mác của các thương hiệu lớn.

Tuy nhiên, về giá cả, chúng lại rẻ gấp đôi so với loại dầu ăn bình thường mà các gia đình thường mua về sử dụng tại nhà. Điển hình, loại 10 lít tại các chợ có giá bán 200.000 đồng, loại 20 lít giá 345.000 đồng.

Khi chúng tôi lân la dò hỏi “loại dầu này có chuẩn không?”, anh Huy, chủ một quầy hàng ở chợ Đồng Xa thành thật: “200.000 đồng được 10 lít lấy đâu ra mà chuẩn, tính ra 20.000 đồng/lít dầu ăn, rẻ như nước lã. Một chai nước uống Lavie đã có giá 5.000 đồng nửa lít rồi”.

Tuy vậy, anh khuyên: “Làm hàng thì người ta lấy loại này dùng thôi, còn nếu mình ăn phải lấy loại uy tín một chút.

Đây là loại dầu kém chất lượng, chắc pha tạp nhiều, không được tinh luyện nên mới có giá ấy. Bán cho nhà hàng chứ chẳng bán được cho dân mình ăn”.

Anh Huy luôn miệng nhắn nhủ: “Dầu ăn này chỉ nhà hàng dùng thôi, vì họ chiên đi, chiên lại nhiều và chạy theo lợi nhuận, còn người nhà ăn thì không nên”.

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, người tiêu dùng nên tránh những thực phẩm bẩn, có mùi ôi thiu, những thực phẩm rán đi, rán lại trong những chảo dầu đen.

Bởi lẽ, dầu mỡ sử dụng nhiều lần sẽ sinh ra các chất béo trans fat, nếu tiêu thụ nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư, mỡ máu cao. Ngoài ra, những thực phẩm nhuộm màu bắt mắt cũng không nên ăn.

“Nếu ăn phải thường xuyên thực phẩm bị ô nhiễm hóa học, ở mức độ cao, hay các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và tăng nguy cơ ung thư như gan, đường tiêu hóa” – bà Lâm cho biết.

Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ NTD VN
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Luật An toàn thực phẩm đã quy định rất rõ, trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, vì vậy, mong các Bộ chỉ đạo cơ quan chức năng của mình làm tốt công tác thực thi, như kiểm tra tận gốc nơi sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông trong suốt quá trình thực phẩm từ “trang trại đến bàn ăn”.

Năm 2014, đội quản lý thị trường Tp.HCM đã “đột kích” vào một cơ sở chuyên thu gom mỡ thối về sản xuất dầu ăn bẩn với số lượng lớn.

Mỡ và da heo thối gom về được bỏ vào hai nồi lớn nấu trong vòng 4 tiếng, sau đó cho vào hai khuôn sắt ép trong vòng 1 tiếng để cho ra dầu thành phẩm.

Mỗi ngày, lò này sản xuất được khoảng 400kg mỡ, da heo, cho ra thành phẩm là 4 can dầu loại 25 lít, giá bán 25.000 đồng/lít.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại