Bác sỹ quên gạc trong ổ bụng bệnh nhân gần 2 năm

camnhung |

Sau hai năm mổ sinh, chị Vượng kéo được một... đầu gạc từ ổ bụng.

Chị Nguyễn Thị Vượng, 33 tuổi, trú xóm 3 xã Hương Vĩnh huyện Hương Khê phản ánh: Ngày 20/10/2009, sau khi chuyển dạ, gia đình đưa chị vào bệnh viện Đa khoa Hương Khê sinh đứa con thứ hai. Tại đây, bác sỹ chẩn đoán mang thai ngoài dạ con nên phải mổ đẻ. 20 ngày sau, vết mổ phát đau, rỉ máu nên thường xuyên phải băng bó và đau nhức đến giờ.

Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hương Khê làm việc về vụ "quên gạc".

Đến tối 14/8, chị Vượng kéo được một phần gạc vải trong người ra. Theo chị Vượng cho biết, gần 2 năm qua thấy ở phần ổ bụng rất đau mà không biết đau gì, thấy đau quá và sờ vào vết thương thì thấy miếng vải thò ra, chị rút ra. Rút được một phần ra, đau quá không rút ra được nữa nên cắt đi, và băng lại phần gạc còn lại chổ vết mổ. Đến sáng 15/8, chị được người nhà đưa đến bệnh viện để mổ lấy gạc sót lại trong ổ bụng ra.

Chị Nguyễn Thị Vượng "sống chung" với chiếc gạc trong bụng gần 2 năm.

Anh Đặng Văn Kim, 40 tuổi,chồng chị Vượng cho biết, từ ngày vợ lên mổ lấy gạc ra gần một tháng rồi nhưng vẫn không lành, mới đây lại phải đặt ống dẫn lưu, người thì càng ngày càng gầy, hôm nào cũng tiêm thuốc kháng sinh mà không thấy đỡ.

Liên lạc qua điện thoại, bác sỹ Phan Trường Sang ở bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê, Hà Tĩnh - người trực tiếp thực hiện kíp mổ sản phụ Vượng cho biết “không phải quên gạc trong ổ bụng mà là gạc nằm dưới da”.

Tại buổilàm việc với lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Hương Khê về vụ việc để quên gạc,bác sĩ Sang, nay là Phó giám đốc, Trưởng khoa sản giải thích: Mổ sinh sau một tuần mới đặt mét , do “lỗi kỹ thuật”, đặt xông dẫn lưu trong da, da bọc lên nên sót, nó khỏi tạm thời, hết kháng sinh thì nó viêm nhiểm và đùn ra. Cái gạc màu trắng, nhưng bỏ vào lộn với máu nên nó dễ nhầm không phát hiện được mới dẫn đến sai sót".

Bác sỹ Sang cũng cho biết thêm: đã mổ đi nhiều lần nhưng ranh giới mong manh giữa da và cơ nên không phát hiện được.

Tuy nhiên, ông Lê Anh Hùng, Chủ tịch Công đoàn bệnh việnchorằngđây là "rủi ro nghề nghiệp".

Ông Lê Thanh Chương, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Hương Khê cũng cho rằng đây làthiếu sót của bệnh viện và kíp mổ.

Theo Trần Hưng

Báo Đất Việt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại