Ảnh về chiến tranh Việt Nam của một phóng viên AP (kỳ 1)

camnhung |

Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 35 năm, nhưng ký ức mà cuộc chiến này để lại trong lòng người dân Mỹ vẫn còn rất rõ nét.

Đặc biệt, hồi ức về Việt Nam càng rõ nét khi đất nước này đang mắc kẹt trong 2 cuộc chiến trên sa mạc nóng bỏng tại Iraq và Afghanistan.

Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh đã được chụp cách đây hơn 40 năm bởi nhiếp ảnh gia chiến tranh Eddie Adam để thấy được sự tàn khốc của bất cứ cuộc chiến nào đối với những người lính, bất kể họ đứng ở phía bên nào của chiến tuyến.

Y tá quân đội trung sĩ Roberta Bertie Steel ở miền nam Việt Nam, ngày 9/2/1966

Một lính thủy đánh bộ của Mỹ với băng đạn quấn quanh người khi di chuyển tới một khi rừng rậm. Nơi đây nằm gần sân bay Đà Nẵng và có một ngôi làng bị tình nghi là ủng hộ quân du kích. Đơn vị của người lính này di chuyển bằng trực thăng

Phi công Leslie R. Leavoy đang điều khiển máy bay chiến đấu trên bầu trời Việt Nam vào năm 1966

Hình ảnh của một bà mẹ Việt Nam được phóng viên Eddie Adam ghi lại ở An Hòa (hoặc Vạn Tường) vào tháng 7/1965

Lính thủy đánh bộ Mỹ kiệt quệ về thể xác và tinh thần sau 1 trận đánh tại Chu Lai

An Hòa hoặc Vạn Tường, Việt Nam giữa cuộc chiến tranh vào tháng 7/1965

Những khuôn mặt méo xệch với quần áo rách tả tơi, binh lính thuộc Sư đoàn kị binh số 1 của Mỹ chạy tới máy bay trực thăng cứu hộ vào ngày 31/1/1966. Cuộc chiến khốc liệt diễn ra gần nghĩa trang Hoài Châu. Nhiều lính Mỹ đã bị thương do đạn lạc từ chính đồng đội.

Binh nhì Roland Ball tới từ Tacoma, Washington bắt đầu một ngày mới bằng việc cạo râu. Anh đồn trú tại một con hào gần căn cứ tại Khe Sanh vào ngày 5/3/1968. Khu vực này bị quân đội chính phủ miền Bắc bao vây. Ball sử dụng mũ cối làm chậu và soi gương là gương ô tô. Người lính đã quá quen với súng đạn và họ sinh hoạt bình thường giữa ranh giới của sự sống và cái chết

Một máy bay Mỹ cất cánh từ tàu sân bay vào ngày 25/3/1965. Thủ tướng của VNCH Phạm Huy Quát đã từng tới thăm tàu sân bay này khi nó tham chiến ở Việt Nam

Eddi Adams (phía bên phải) là phóng viên AP và Robert Ellison (phía bên trái) từ tờ Empire News tại căn cứ Khe Sanh vào tháng 2/1968

Máy bay trực thăng của hải quân lục chiến Mỹ thả quân ở Huế vào ngày 14/4/1965. Thủy quân lục chiến Mỹ chịu trách nhiệm canh gác khu vực này. Khoảng 6.000 lính Thủy quân lục chiến Mỹ đã trực tiếp tham chiến ở vùng biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam

Lính Mỹ đột kích một ngôi làng gần Đà Nẵng vào ngày 28/4/1965. Đây là lần đầu tiên Mỹ dùng tới máy bay trực thăng tấn công trên chiến trường Việt Nam

Một lính Mỹ mới tới Việt nam vào ngày 29/4/1965. Khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi vì không quen với thời tiết nhiệt đới ở Đà Nẵng. Cái nóng hơn 35 độ C là một cực hình đối với quân đội Mỹ ở đây. Tướng Wallace M. Greene của sở chỉ huy hải quân Mỹ đã ra lệnh trang bị đồng phục ngắn tay sau khi thăm quan thực địa.

Theo Hữu Nghĩa

Báo Đất Việt


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại