Cảnh vật và những con người mộc mạc, chất phác, yên bình chính là cái nôi sinh ra những tâm hồn trẻ thơ trong sáng, giản dị và lay động lòng người. Có lẽ đã sống quá quen với cuộc sống nghèo khổ nên trong ánh mắt không hề vương vấn một chút bon chen, u sầu. Các em cứ hồn nhiên mà lớn lên cùng không khí trong veo của núi rừng Tây Bắc.
Hàng ngày lăn lộn chơi đùa, lao động trên khắp những quả đồi, các bản làng, con đường nên dường như không có loại mầm mống bệnh tật nào có thể tấn công vào cơ thể các em. Lúc nào cũng là một vẻ đẹp khỏe khoắn và rạng rỡ.
Nếu có dịp đến những nơi này, có lẽ những nụ cười trẻ thơ ấy chính là cái ám ảnh nhiều nhất, khiến ta tự mỉm cười nhẹ nhàng và tạm lắng quên những vất vả, xô bồ nơi đô thị, một khoảng lặng trong thế giới yên bình:
Em Hồ Thung, dân tộc Cơtu, ở xã Hương Hữu (huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế) với nụ cười hồn nhiên. tươi rói sau ngày đến trường
Cuộc sống khó khăn, vất vả, đói rách cũng không thể dập tắt nụ cười luôn thường trực trên môi trẻ thơ trên những bản nghèo Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Nhìn những chuyến xe vù vù phóng qua trên đường Quốc lộ cũng là một niềm vui thích lạ lùng của trẻ em vùng cao Tây Bắc.
Khoác trên mình bộ trang phục truyền thống, cô bé như một biểu tượng của lớp măng non vùng cao cùng nụ cười tít mắt khiến mỗi ai nhìn vào đều cảm thấy cuộc sống vất vả, mệt mỏi xung quanh như không còn tồn tại.
Gia đình đông con, bố mẹ mải mê với công việc mưu sinh hàng ngày, những đứa trẻ này cứ tự nhiên lớn lên giống vẻ hoang sơ của núi rừng, không âu lo, hồn nhiên và tinh nghịch.
Một em bé dân tộc Mèo với nụ cười trong sáng, hiền hòa.
Những trò chơi dân gian từ cây lau, cây sậy, các loại dây leo của núi rừng chính là tất cả đời sống tinh thần của các em nhỏ nơi này.
Cậu bé con hớn hở ngắm đất trời khi được bà địu trên lưng, một tuổi thơ êm đềm giữa cuộc sống giản đơn.