Ở Việt Nam, khái niệm "chen, lấn, cắt, cua và điếc" đã trở thành thuộc tính của xe máy. Những người cầm lái đều thi đàng hoàng, nhưng học, hiểu và áp dụng luật là những khái niệm khác nhau. Thử xảy ra va chạm mà xem, họ luôn cho mình quyền to tiếng với lý sự cùn "to phải đền nhỏ".
Trong đó ôtô cá nhân có lẽ là lịch sự nhất. Đơn giản là xe đồng thời là
tài sản nên ý thức bảo vệ cao. Kém hơn
một chút là taxi. Kém nhất là xe công mà chủ yếu là biển xanh, biển đỏ
và ngoại giao. Xe công thường hay phạm luật như lấn tuyến, chạy sai làn,
luôn vượt quá tốc độ và đặc biệt là sử dụng còi ưu tiên vô tội vạ vì ỷ
“con ông cháu cha”.
Xe tải, khách và siêu trường siêu trọng cũng khá lịch sự, trừ những loại đã mua đường. Có lẽ họ lao động vất vả để mưu sinh nên cũng không muốn mất nồi cơm cho gia đình nếu phải gặp CSGT.
Ngang tàng và bất lịch sự nhất có lẽ anh chàng xe ben. Do đó anh ta được mệnh danh là hung thần của xa lộ. Kém hơn anh này một chút có lẽ là xe buýt vì anh này được các cấp bảo lãnh và "chiều chuộng" quá mức.
Dòng phương tiện lưu thông hàng ngày mà chúng vẫn thường thấy phần nào cũng phản ánh đời sống của một xã hội thu nhỏ. Chừng nào mà vẫn còn sự bất công giữa các phương tiện khi tham gia giao thông thì tình hình ách tắc, kẹt xe, mãi lộ và tai nạn vẫn còn tiếp diễn.
Tình trạng “hỗn loạn” trong giao thông ở các thành phố lớn mà điển hình là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng phần nào phản ánh sự "hỗn loạn" trong việc quản lý giao thông của các bộ ngành tại nước ta.
Theo VNE